Sách giáo khoa Cánh Diều được chọn lựa và thẩm định nghiêm ngặt nhất

PV | 13/09/2022, 09:28
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đó là nhận định của Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái khi đánh giá về quy trình biên soạn sách giáo khoa Cánh Diều.

Công việc biên soạn SGK xưa nay chưa bao giờ là dễ dàng và luôn thử thách bản lĩnh và tinh thần của những người dám lựa chọn nó. Bởi thế, với một bộ SGK mới như Cánh Diều quy trình biên soạn đòi hỏi một sự đầu tư công phu, chuyên nghiệp và thẩm định nghiêm ngặt.

Sách giáo khoa Cánh Diều là bộ sách đầu tiên được Công ty Đầu tư Xuất bản -Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Huế và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (thuộc Trường Đại học sư phạm Hà Nội) tổ chức biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

canh-dieu-4.png

Với số vốn 100 tỷ đồng, Công ty VEPIC được thành lập phải nói là rất khiêm tốn so với các doanh nghiệp có vốn mấy trăm tỷ, hàng ngàn tỷ. Nhưng đến nay sau 5 năm hoạt động, Công ty đã hoàn thành việc biên soạn, xuất bản, phát hành các bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 10 được xã hội đánh giá cao về nội dung và hình thức. Các bộ SGK còn lại đang được thẩm định, biên soạn theo đúng tiến độ.

Cũng như các đầu SGK khác, SGK Cánh Diều biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 được quy định cụ thể tại Thông tư 33 và Thông tư 05 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trải qua 5 bước kiểm duyệt nghiêm ngặt:

Một là, tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn SGK đáp ứng tiêu huẩn quy định; Hai là, tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông, tham khảo SGK các nước để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của Tổng Chủ biên, Chủ biên (nếu có), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu SGK;

Ba là, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh hoạ, hoàn thành ít nhất một (01) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; Bốn là, tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh hoạ, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu SGK; Năm là, hoàn thành bản mẫu SGK gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định.

canh-dieu-5.png

Không chỉ vượt qua 5 bước kiểm duyệt do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, SGK Cánh Diều còn được sàng lọc qua quy trình nội bộ do Công ty quy định (từ khi chuẩn bị bản thảo đến khi hoàn thiện) cũng như vượt qua vòng lựa chọn, sử dụng sách của các địa phương.

Đó là công sức của đội ngũ tác giả tâm huyết là hàng trăm nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và viết sách cùng các biên tập viên, họa sĩ, cán bộ, nhân viên hành chính, quản trị, tài chính, truyền thông,… cùng làm việc như một “công trường thầm lặng” với sự quyết tâm, sẵn sàng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Chia sẻ về nỗi vất vả trong quá trình biên soạn, GS.TS Đỗ Thanh Bình - đồng Tổng Chủ biên SGK Lịch sử & Địa lí - Bộ Cánh Diều nói: “Viết SGK là khó nhất. Tôi đã viết rất nhiều sách và giáo trình nhưng chưa có loại sách nào khó như viết SGK. Có quãng thời gian chúng tôi ăn ngủ với bản thảo, thậm chí cả nhóm thức thâu đêm để cùng nhau trao đổi, thảo luận và viết. Có những bài, viết đi viết lại đến 15-20 lần vì cảm thấy chưa thực sự ưng ý. Quãng thời gian ấy rất đáng nhớ” – Nhìn “đứa con tinh thần” của mình được giáo viên và học sinh đón nhận tích cực, GS Bình không khỏi xúc động.

Mới đây, phát biểu tại Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cũng nhấn mạnh về vai trò của việc biên soạn SGK. Theo thứ trưởng, Bộ khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa theo chủ trương xã hội hóa, nhưng vẫn phải lấy chất lượng là số một. Thứ trưởng khẳng định, công tác biên soạn, thẩm định, phát hành, lựa chọn SGK rất quan trọng. Đây là bài toán vừa mới, vừa khó và chúng ta chưa có tiền lệ khi thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng nhấn mạnh đến vai trò, tầm quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông. Theo đó, cần thống nhất nhận thức: SGK khi được biên soạn, thẩm định và phát hành đến học sinh phải bảo đảm chất lượng, chuẩn mực,

giá cả hợp lý.

Bạn đọc, thầy cô giáo, các em học sinh và các bậc phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc đặt mua có thể liên hệ trực tiếp tại: Công ty cổ phần giáo dục Cánh Diều

Địa chỉ: 50 Trung Kính, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

Số điện thoại: 0983588258 - 0983101291

Hotline: 0886725566

Trang web: https://sachcanhdieu.com/

Bài liên quan
Đơn vị biên soạn hướng dẫn sử dụng bộ SGK Cánh Diều cho giáo viên
Các chủ biên các môn của bộ SGK Cánh Diều cho biết, muốn sử dụng SGK tốt nhất, trước hết cần nắm chắc lý thuyết để từ đó nắm được bản chất vấn đề cần truyền tải

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sách giáo khoa Cánh Diều được chọn lựa và thẩm định nghiêm ngặt nhất