Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam. |
Theo Nhà giáo ưu tú Ngô Trần Ái - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC), chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa tạo cơ hội và động lực phong phú, đặc biệt là huy động được đóng góp của toàn xã hội và huy động được trí tuệ của tập thể.
Hơn 1.500 giáo sư, tiến sĩ và các giáo viên có trình độ, rất nhiều kinh nghiệm làm sách và huy động được lực lượng đó không phải là dễ dàng, trước đây không thể huy động được, không có cách để huy động, chỉ có thể đặt hàng cho một số thầy cô giáo, một số giáo sư ở một trường nào đó được tin tưởng.
Do vậy, động lực phong phú của chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã tạo nên thi đua để không ngừng nâng cao chất lượng kết quả khi biên soạn sách giáo khoa.
TS Vũ Thu Hương. |
Là chuyên gia Giáo dục độc lập, TS Vũ Thu Hương – nhìn nhận: Mỗi một đứa trẻ sẽ có năng lực, môi trường sống và biểu hiện sống hoàn toàn khác nhau. Chúng ta càng có nhiều bộ sách giáo khoa thì học sinh càng có nhiều cách tiếp cận kiến thức phù hợp, càng có nhiều sự lựa chọn. Vì vậy, nhiều bộ sách giáo khoa cho một chương trình là điều tuyệt vời cần thực hiện vì chính các em học sinh.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm. |
Bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - nhấn mạnh, Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội và Luật Giáo dục quy định xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa. Đây là chủ trương đúng đắn, mang tính đột phá, chuyển từ cơ chế độc quyền sang cơ chế xã hội hóa. Qua đó, nhằm khai thác, phát huy, sử dụng nguồn lực xã hội có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của phát triển.