Sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ nhu cầu tự thân

Minh Phong | 30/04/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dù không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng nhiều cơ sở giáo dục vẫn khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm.

Sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ nhu cầu tự thân ảnh 1

Cô Lê Thị Mùi trong một buổi dạy chuyên đề STEM cấp tỉnh. Ảnh: NVCC

Cô Thu trao đổi, hiện nay Nghị định 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm khi xét viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không còn. Tuy nhiên, tiêu chí này được áp dụng khi xét thi đua từ danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên. Nghĩa là, để được xét, công nhận danh hiệu thi đua, giáo viên buộc phải viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm đáp ứng các điều kiện về tiêu chí, tiêu chuẩn cần và đủ.

“Tuy nhiên, theo Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2022, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm chỉ còn áp dụng cho các danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc; danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh. Riêng, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở không còn áp dụng tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm. Như vậy, giáo viên không có sáng kiến vẫn có thể đạt Chiến sĩ thi đua, bằng khen”, cô Thu trao đổi.

Tán thành với quy định trên, TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) - nhấn mạnh, chỉ nên khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, không nên bắt buộc phải có sáng kiến mới được xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Vì nếu quy định cứng nhắc, vô hình trung, sáng kiến kinh nghiệm có thể trở thành rào cản đối với giáo viên, nhất là những thầy, cô mong muốn phấn đấu để đạt được danh hiệu thi đua.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, sáng kiến kinh nghiệm nên để giáo viên tự nguyện viết theo nhu cầu tự thân. Khi sáng kiến được xét duyệt, cần phổ biến, ứng dụng triển khai vào thực tế, ít nhất thực hiện ở cấp trường, phòng GD&ĐT. Có như vậy, sáng kiến kinh nghiệm mới có giá trị, không phải chỉ làm cho đẹp hồ sơ và đủ điều kiện xét duyệt danh hiệu thi đua Chiến sĩ cơ sở.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam viện dẫn, nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên sau khi được hội đồng chuyên môn cấp huyện, tỉnh xét công nhận, nhưng không được phổ biến, triển khai áp dụng vào thực tế. Trong đó, không ít sáng kiến được lưu hồ sơ, cất trong tủ. Đây là sự lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc của giáo viên và nhà trường.

Đồng quan điểm, GS.TS Phạm Tất Dong – nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, sáng kiến kinh nghiệm là bản báo cáo do giáo viên viết lại dựa trên những ý tưởng hay, kinh nghiệm quý của mình trong suốt thời gian công tác. Ở đó, giáo viên đưa ra các giải pháp và ứng dụng của sáng kiến đó vào thực tế giảng dạy. Như vậy, sáng kiến kinh nghiệm cần thiết đối với giáo viên trong dạy – học, đổi mới phương pháp và nâng cao năng lực sư phạm. Tuy nhiên, việc này phải thực chất, xuất phát từ nhu cầu tự thân của giáo viên, tránh hình thức và “bệnh” thành tích.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, có không ít sáng kiến của giáo viên được viết ra bằng tất cả tâm huyết. Họ viết trên cơ sở đúc kết, tích lũy kinh nghiệm quý báu của mình trong suốt quá trình giảng dạy nhưng rất tiếc lại được cất giữ gọn gàng, ngăn nắp.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sang-kien-kinh-nghiem-xuat-phat-tu-nhu-cau-tu-than-post635845.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sang-kien-kinh-nghiem-xuat-phat-tu-nhu-cau-tu-than-post635845.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ nhu cầu tự thân