Theo y học cổ truyền, sắn dây có tính hàn, vị ngọt, và chứa nhiều flavonoid cùng các acid amin giúp nhuận tràng, thông tiện và thanh nhiệt cơ thể. Các bài thuốc Đông y từ lâu đã sử dụng bột sắn dây để điều trị táo bón và giải độc.
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh các isoflavonoid trong bột sắn dây như puerarin, daidzin, daidzein có tác dụng làm mềm chất thải, hỗ trợ việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể một cách thuận tiện hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp tăng cường sự co bóp của cơ hoành hậu môn, giảm đau khi đi ngoài.
Nước bột sắn dây không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất để đốt cháy mỡ thừa, mà còn giúp điều chỉnh cơn thèm ăn và giảm lượng calo hấp thu, hỗ trợ quá trình giảm cân. Nó cũng được cho là có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, đặc biệt là đối với gan và thận.
Đặc biệt, các nhà nghiên cứu từ Đại học Macau và Đại học Y Zunyi ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, sắn dây có tiềm năng là một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh tiểu đường, theo thông tin từ Natural News.
Còn trong một bài báo được công bố trên Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc, những tác dụng có lợi của Puerarin - một hoạt chất có trong sắn dây, đối với bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đã được đề cập tới.
Puerarin từ sắn dây có thể giúp trì hoãn và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường như vấn đề về tim mạch, bệnh thận đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác dụng, cơ chế hoạt động và hiệu quả của sắn dây, theo Natural News.
Tuy nhiên, khi sử dụng nước bột sắn dây, đặc biệt là vào buổi sáng, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Hãy pha với nước ấm nhẹ, khuấy đều để tan hết bột và lọc dị vật.
Không nên uống khi bụng rỗng, nên ăn nhẹ hoặc uống nước ấm trước đó để tránh tác dụng phụ.
Mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc và nên pha loãng, hạn chế đường để tối ưu hiệu quả giảm cân và thải độc.
(Tổng hợp)