Dòng sông Rio Grande khô nước từ đập Elephant Butte được xả vào sông Rio Grande khô cạn ở bang New Mexico - Mỹ hôm 13-5 Ảnh: REUTERS
Gần 2 tỉ người bị ảnh hưởng trực tiếp và nhiều khu vực phải đối mặt tình trạng thiếu nước trong những năm gần đây. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo cần phải ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu vượt quá 1,5 độ C để tránh những hậu quả thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu. Hiện thế giới đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tại châu Á, tình trạng nắng nóng gay gắt đã kéo dài trong những tuần qua do ảnh hưởng của El Nino. Nhiệt độ tăng lên mức cao kỷ lục ở Việt Nam và Lào vào đầu tháng 5 trong khi Singapore chứng kiến nhiệt độ lên đến 37 độ C - mức cao nhất trong 40 năm qua.
Trong khi đó, các nhà khí tượng học cũng cảnh báo các vụ cháy rừng sẽ diễn ra thường xuyên hơn và có sức tàn phá lớn hơn khi nhiệt độ tăng lên.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khói từ cháy rừng là một phần của tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, góp phần gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.
Hỗn hợp khí độc và các hạt bụi trong không khí đủ nhỏ để xâm nhập vào máu là một yếu tố rủi ro gây ra bệnh suy tim và bệnh phổi, đồng thời có thể dẫn đến suy giảm khả năng nói ở trẻ nhỏ và yếu cơ. Các vấn đề sức khỏe dai dẳng cũng sẽ làm tăng thêm chi phí, gây áp lực lên hệ thống y tế và tăng trưởng kinh tế.