"Do vậy, vấn đề bảo quản nuốc rất quan trọng. Nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nuốc xử lý không đúng cách có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, dị ứng", bác sĩ Hưng nói.
Điều thứ hai cần lưu ý là nuốc sống ở vùng nước lợ nên cũng chứa một lượng natri cao, vì vậy những người có vấn đề về huyết áp nên cân nhắc trước khi ăn. Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc dễ bị dị ứng với hải sản cũng nên cẩn thận.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng.
Bác sĩ Hưng lưu ý điều thứ ba: "Nuốc là thực phẩm giàu chất đạm, không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Việc ăn lượng bao nhiêu là đủ và tốt cho sức khỏe nên tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Không nên đu trend, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe".
Khi ăn nuốc, mọi người hãy bổ sung thêm rau và các nguyên liệu khác để tạo nên sự phong phú hương vị và tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn, bác sĩ Hưng nói.
Nuốc có thể được chế biến thành nhiều món ngon. Con nuốc thường được chia thành hai phần là nuốc tai mềm mọng và nuốc chân giòn sần sật. Nuốc tai thường được ăn trực tiếp giống như món sứa đỏ nức tiếng Hà Nội, Hải Phòng. Còn nuốc chân hay được tận dụng làm nguyên liệu cho các món gỏi, bún giấm…
Vào mùa hè, món nuốc "ăn tươi" chấm cùng mắm ruốc Huế rất được ưa chuộng vì thanh mát, có tác dụng "giải nhiệt", "hạ hỏa".