Sinh viên Bách khoa sáng chế trợ lý giấc ngủ

Chi Nhật | 01/06/2022, 06:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhóm sinh viên năm cuối chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa sáng tạo ra bộ thiết bị hỗ trợ giấc ngủ sử dụng công nghệ IoT.

Vương Tiến Đạt cho hay, sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng và điều kiện môi trường từng vùng (khí hậu, đặc điểm địa lý...). HieDream nghiên cứu thuật toán tối ưu cho các điều kiện trên tại Việt Nam.

Thiết bị trợ lý giấc ngủ.

Dễ dàng chăm sóc giấc ngủ

Nhóm đã tìm hiểu các tài liệu điều tra xã hội học cho thấy, hơn 40% người tiêu dùng cho biết lý do chính họ mua các sản phẩm chăm sóc sức khỏe là vì muốn tăng cường sức khỏe nói chung. Tương tự, hơn 35% người khảo sát cho rằng, họ muốn phòng các bệnh cho tương lai. Không chỉ vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống nói chung cũng là một vấn đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm.

Bên cạnh đó, thị trường thiết bị chăm sóc giấc ngủ (sleep care device) được đánh giá là tiềm năng, lượng khách hàng có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ ngày càng gia tăng. Tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhân khẩu học đang thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên khắp Việt Nam, không chỉ ở hai trung tâm kinh tế Hà Nội và TPHCM. Những phát triển như vậy đang tạo ra những cơ hội mới cho các công ty thiết bị y tế tại Việt Nam. Theo Fitch Solutions, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Việt Nam vào năm 2019 là khoảng 17 tỷ USD, chiếm 6,6% GDP của cả nước.

Nghiên cứu này của nhóm nhằm hướng đến sự phát triển bền vững và tập trung vào SDG 3 (Good Health & Well-Being). Sản phẩm hướng tới nâng cao nhận thức của mọi người về chăm sóc sức khỏe cá nhân bởi sức khỏe là một lối sống, chứ không phải một mối quan tâm nhất thời, bắt đầu từ việc cải thiện và cân bằng giấc ngủ hàng ngày. “Qua đó chúng tôi hướng tới xây dựng một tương lai nơi việc chăm sóc sức khỏe trở nên dễ dàng và từ đó gián tiếp nâng cao năng suất, chất lượng công việc trong cộng đồng”, Đạt nói.

TS Lê Minh Thùy tại Phòng thí nghiệm RF3i, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, đây là sản phẩm công nghệ có nhiều tiềm năng ứng dụng và nhu cầu cao trong tương lai. Nhóm mong muốn trở thành một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe nhờ ứng dụng công nghệ lõi IoT, giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe cá nhân, kiến tạo một cộng đồng khỏe.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/sinh-vien-bach-khoa-sang-che-tro-ly-giac-ngu-PawWoc9nR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/sinh-vien-bach-khoa-sang-che-tro-ly-giac-ngu-PawWoc9nR.html
Bài liên quan
Sinh viên sáng chế thiết bị hỗ trợ giám sát truyền dịch cho người bệnh
Với mong muốn tạo ra một thiết bị có thể hỗ trợ giám sát được tốc độ truyền dịch cho người bệnh, nhóm sinh viên đến từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và đang dần hoàn thiện sản phẩm hữu ích này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên Bách khoa sáng chế trợ lý giấc ngủ