Sinh viên 'nhấp nhổm' chuyển ngành học, đâu là nguyên nhân?

03/10/2023, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều sinh viên “nhấp nhổm” muốn chuyển ngành học dù bước vào năm học mới chưa bao lâu...

Trên cơ sở đó, nhà trường tiếp tục tư vấn chuyên sâu về những thuận lợi, khó khăn khi chuyển ngành. Quyết định cuối cùng thuộc về người học và chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các em. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ngành học vẫn phải đảm bảo nguyên tắc mà Bộ GD&ĐT cũng như nhà trường quy định”, PGS.TS Phạm Văn Bổng nhắc lại.

Đồng quan điểm, TS Thái Doãn Thanh cho hay, một trong những điều kiện “cứng” để sinh viên Trường ĐH Công Thương TP Hồ Chí Minh được xem xét chuyển đổi ngành học là, ngành học muốn chuyển phải còn chỉ tiêu; mặt khác, điểm xét tuyển phải bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn đầu vào của ngành muốn chuyển.

“Nhiều trường hợp chúng tôi tư vấn sinh viên học song ngành”, TS Thái Doãn Thanh cho hay, đồng thời nhấn mạnh, nhà trường bám sát Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ GD&ĐT cũng như của trường.

Theo đó, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, ngành đào tạo khác khi có đủ điều kiện: Không phải là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối; không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định; sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo của trụ sở chính (hoặc phân hiệu) trong cùng khóa tuyển sinh.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) phải có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định của Bộ GD&ĐT. “Việc chuyển ngành được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo và hiệu trưởng nhà trường”, TS Thái Doãn Thanh cho hay.

Cho rằng, sinh viên không nên nóng vội hoặc quyết định cảm tính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương TP Hồ Chí Minh tư vấn, các em cần trau dồi kỹ năng, làm quen môi trường giáo dục đại học và lựa chọn phương pháp học tập một cách chủ động, tích cực. Hơn bao giờ hết, các em hãy xác lập cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập và tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm; cần sẵn sàng đối diện với khó khăn, thách thức; chủ động tham gia hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử.

Để tránh tình trạng sinh viên phải chuyển đổi ngành học khi vào đại học, TS Thái Doãn Thanh cho rằng, phải làm “chắc” khâu tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Các trường THPT cần phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức tư vấn chuyên sâu việc lựa chọn ngành, trường học cho học sinh lớp 12. “Việc này cần được làm bài bản, khoa học”, TS Thái Doãn Thanh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, TS Võ Thanh Hải – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (TP Đà Nẵng) nhìn nhận, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp ở cấp THPT có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngành nghề của người học. Vì thế, các trường THPT cần quan tâm hơn nữa đến công tác này.

TS Võ Thanh Hải khuyến nghị, sinh viên không nên lựa chọn hoặc quyết định theo cảm tính; đừng “đứng núi này, trông núi nọ”. Ngành học nào cũng vậy, các em cần có thái độ học tập nghiêm túc và nỗ lực hết mình.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-nhap-nhom-chuyen-nganh-hoc-dau-la-nguyen-nhan-post656244.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-nhap-nhom-chuyen-nganh-hoc-dau-la-nguyen-nhan-post656244.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên 'nhấp nhổm' chuyển ngành học, đâu là nguyên nhân?