Sinh viên thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trường đại học

Thúy Khang | 02/07/2022, 16:16
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Liệu khuôn viên trường đại học có thể chuyển đổi và trở thành một phần của kinh tế tuần hoàn? Sinh viên RMIT Việt Nam đã đề xuất một số ý tưởng đầy tính đổi mới sáng tạo và thực tế cho vấn đề này.

Đội Dark Horse gồm 3 sinh viên RMIT đã đưa ra ý tưởng tạo một hệ thống hàng rào đậu xe máy có thể biến năng lượng từ xe máy của sinh viên thành điện năng sử dụng cho chính ngôi trường của các bạn. Với quốc gia có tới 64 triệu xe máy như Việt Nam thì năng lượng cần sử dụng hàng ngày rất nhiều. Nhóm đã đề xuất một thiết bị chuyển đổi năng lượng có thể gắn vào xe máy để chuyển động năng thành điện năng dùng trong trường.

“Sau khi gắn vào xe, thiết bị này sẽ lưu trữ năng lượng tạo ra từ chuyển động xoay tròn bánh xe và thắng xe vào pin. Khi sinh viên đến trường và đậu xe máy vào bãi, năng lượng sẽ được tái phân phối vào lưới điện của trường, cung cấp đủ năng lượng sạch dùng trong các lớp học”, thành viên của nhóm và sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang Phan Ngọc Xuân Mai giải thích.

Thành viên nhóm và sinh viên ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics Huỳnh Nhật Đăng kỳ vọng có thể đóng góp khoảng 20% vào toàn bộ lượng điện trường sử dụng và hy vọng rằng các trường đại học khác ở Việt Nam cũng có thể tích hợp hệ thống này, sẽ có nhiều sinh viên ý thức hơn về tình hình leo thang từ khí thải xe cộ và chuyển sang lựa chọn hình thức di chuyển ít ô nhiễm hơn.

z3536194051061_6b2aef1f2895f80b06cfd07c23d2becd.jpg
Đội Dark Horse, gồm ba sinh viên RMIT, đưa ra ý tưởng thiết lập một hệ thống hàng rào đậu xe máy có thể biến năng lượng từ xe máy của sinh viên thành điện năng sử dụng cho chính ngôi trường của các bạn.

Tái sử dụng rác thải nhựa và dùng cho máy cắt laser

Liệu rác thải nhựa và máy in laser có thể “làm bạn” và giúp đỡ lẫn nhau không? Ý tưởng tái chế do 3 sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm Đoàn Lương Hoàng, Thái Mạnh Phi và Phạm Thành Nam sẽ cho rác thải nhựa một cuộc sống ý nghĩa khác khi trở thành một vật liệu tái chế dùng cho máy cắt laser.

Đoàn Lương Hoàng cho biết: “Một lượng rất lớn rác thải nhựa trong trường được tạo ra từ các mảnh nhựa thừa từ các dự án in 3D và các mô hình cũ/lỗi. Các phế phẩm nhựa này không được tái sử dụng hay tái chế, thay vào đó lại bị quăng vào thùng rác. Trong khi đó chi phí nguyên liệu cho máy in 3D và cắt laser khá đắt đỏ và nhiều sinh viên lại dùng các máy móc này rất nhiều. Chúng tôi sẽ thiết lập hoặc mua một cỗ máy làm chảy và xử lý nhựa, một số khuôn/máy đùn định hình nhựa nung chảy và một số vật dụng khác như hoá chất và dụng cụ.”

Rác thải nhựa được phân loại thành có thể tái sử dụng và không thể tái sử dụng. Nhựa tái sử dụng sẽ được tháo rời ra từng mảnh và đặt cắt nhỏ của máy, sau đó sẽ thêm hoá chất, thuốc tẩy và khuôn hay máy đùn thích hợp. Nhựa được cắt nhỏ, nấu chảy và xử lý bằng hóa chất, sau đó được đưa ra khuôn để tạo hình, và sẵn sàng để sử dụng sau khi được làm nguội.

Nhóm tin rằng ý tưởng của các bạn sẽ giúp trường tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc mua sắm nguyên liệu mới cho các quy trình này.

z3536194061936_a54f56c59069386cd2a8b42f5147cfc9.jpg
Ba sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm, Đại học RMIT, giới thiệu một dịch vụ chuyển hoá nhựa bỏ đi hoặc không dùng tới từ máy in 3D và quy trình cắt laser. Sử dụng một chiếc máy tùy chỉnh, rác thải nhựa sẽ được nấu chảy và xử lý để tạo ra vật liệu nhựa mới.

Các đội thắng cuộc được trao tấm vé tham dự chương trình huấn luyện tập trung với các nội dung gồm các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, phát hiện và xác thực khách hàng, định cỡ và phân khúc thị trường, đề xuất giá trị duy nhất, tài chính kinh doanh và tác động của kinh doanh tuần hoàn, và còn có khả năng nhận được vốn hạt giống.

Bài liên quan
Sinh viên RMIT ghi dấu ấn tại cuộc thi sáng tạo quốc tế
(GDTĐ) - Sinh viên RMIT Việt Nam vừa nhận Bằng khen (Merit Award) tại cuộc thi Young Ones - đánh dấu lần đầu tiên một trường đại học từ Việt Nam được xướng danh tại cuộc thi uy tín toàn cầu này.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong trường đại học