"Sống thử" dưới góc nhìn của người trẻ

Linh Đặng | 21/06/2022, 13:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - "Sống thử" là chủ đề được luôn được giới trẻ quan tâm. Một số bạn trẻ thẳng thắn về lý do của việc này.

101 lý do sống thử

"Sống thử” không còn là hiện tượng mới. Không ít bạn trẻ, thậm chí sinh viên đã và đang lựa chọn "sống thử".

Bạn Nguyễn Phương Thảo, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: "Sống thử" cho phép hai người hiểu nhau hơn. Những thói tốt, xấu của nhau lúc này sẽ được đặt lên "bàn cân" để chọn lựa. Từ đó, xem xét có nên tiếp tục để bước đến một mối quan hệ hôn nhân hay không.

Thảo cho rằng “sống thử” khá phổ biến trong giới trẻ (Ảnh: Linh Đặng) 

Bên cạnh việc có thêm hiểu biết về đối phương, “sống thử” sẽ giúp các cặp đôi tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Một số bạn trẻ sống trong cảnh đi làm sớm về khuya, để tránh làm phiền cha mẹ, họ chọn cách “góp gạo thổi cơm chung”.

“Vì mình cũng đi làm rồi, đi sớm về khuya bố mẹ không thuận mắt lắm. Thế là mình quyết định ra ở riêng. Khi đó, người yêu mình cũng ở riêng. Hai người chuyển vào sống cùng nhau thì thành sống thử thôi”, Vũ Thành Long, 24 tuổi, ở  Hà Nội, chia sẻ.

Long chọn “sống thử” vì tiện việc đi làm (Ảnh: Linh Đặng) 

Khi cuộc sống có quá nhiều áp lực thì người ta thường có nhu cầu tìm kiếm chỗ dựa tình cảm để cân bằng lại cuộc sống và nhiều người tìm đến “sống thử”.

“Nhiều khi người ta “sống thử” là bởi vì người ta thiếu thốn về tình cảm. Có thể là do không nhận được sự chia sẻ từ gia đình, hay là bạn bè”, chị Hoàng Yến Hoa 30 tuổi, trú tại Hà Nội cho biết.

Theo chị Hoàng Yến Hoa, “sống thử” là do thiếu thốn tình cảm (Ảnh: Linh Đặng) 

“Sống thử” là con dao hai lưỡi, nó có thể là cơ hội giúp các bạn trẻ có động lực cùng nhau tiến lên nhưng cũng có thể gây nên hậu quả khôn lường.

Theo số liệu từ Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho, mỗi năm cả nước có gần 300 nghìn ca nạo phá thai, chủ yếu rơi vào độ tuổi 15-19. 60-70% trong số đó mới chỉ là học sinh, sinh viên. Đây là một phần hậu quả của việc “sống thử”.

Để sống thử không phải hối tiếc

Để hạn chế những hậu quả không may, bạn trẻ có thể chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng để học hỏi và tự trang bị những kiến thức về tình yêu, về hôn nhân và gia đình. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ mình.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con cái. Cần phải hiểu được con mình cần gì. Phải tạo cho con một kiến thức đầy đủ về giới tính. Vì càng né tránh thì trẻ sẽ càng tò mò tự tìm hiểu và rất có thể sẽ đi sai hướng. 

“Với mình, việc đưa giáo dục giới tính vào trường học đáng để xem xét. Nếu bây giờ bổ sung một môn học về giới thì mình nghĩ đây sẽ là một điều bổ ích”, Nguyễn Nho Minh, học sinh lớp 12 THPT Thăng Long bày tỏ. 

Nguyễn Nho Minh nghĩ rằng cần thiết phải đưa giáo dục giới tính vào môi trường học đường (Ảnh: Linh Đặng) 

Thế hệ trẻ cần nghĩ thật kỹ trước khi lựa chọn “sống thử” để không phải chịu hậu quả đáng tiếc. 

Bài liên quan
Nhà tình báo vĩ đại Phạm Ngọc Thảo viết báo
Chúng ta đều biết Đại tá Phạm Ngọc Thảo là một nhà tình báo vĩ đại, dù hoạt động đơn tuyến trong lòng chính quyền Sài Gòn, nhưng ông đã khuấy đảo chính quyền này và được mệnh danh là “chuyên gia đảo chính”...

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Sống thử" dưới góc nhìn của người trẻ