Sự khác biệt về sức khoẻ khi đi ngủ lúc 10h hoặc 12h mỗi đêm

26/02/2023, 01:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có sự khác biệt rất lớn trong 2 khung giờ đi ngủ này, nếu chú trọng tới sức khỏe, bạn nên thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay.

Một giấc ngủ ngon và chất lượng mỗi đêm sẽ giúp cơ thể và trí não được thư giãn. Khi ngủ đủ giấc, bạn thức dậy trong trạng thái tỉnh táo, có nhiều năng lượng hơn để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.

Thế nhưng, trong cuộc sống bận rộn như hiện nay, ngày càng có nhiều người thức khuya hơn, họ thích ngủ lúc 10h, sau 12h đêm hoặc cho tới sáng mới chịu đi ngủ.

Sức khỏe có gì khác biệt khi đi ngủ lúc 10h và 12h mỗi đêm? - 1

Cơ thể có gì thay đổi giữa việc đi ngủ lúc 10h và 12h đêm?

- Các chức năng trao đổi chất khác nhau

Khả năng trao đổi chất của những người đi ngủ lúc 10h mỗi đêm cao gấp nhiều lần so với những người đi ngủ lúc 12h.

Vào khoảng 11h, cơ thể con người nếu ở trong trạng thái ngủ say thì gan sẽ bắt đầu hoạt động. Gan sẽ chuyển hóa một sốc chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết, cải thiện chức năng tiêu hóa, trao đổi chất và giải độc.

Hơn nữa, ngủ vào thời điểm này còn có thể thúc đẩy khí huyết trong cơ thể phục hồi, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, cải thiện chức năng trao đổi chất.

Sức khỏe có gì khác biệt khi đi ngủ lúc 10h và 12h mỗi đêm? - 2

- Các chức năng nội tiết khác nhau

Những người đi ngủ vào lúc 10h mỗi đêm có chức năng nội tiết luôn ổn định. Khi chức năng gan hoạt động tốt, khí huyết thông suốt, các loại nội tiết tố trong cơ thể cũng ở mức ổn định. Hệ thống nội tiết, thần kinh và da sẽ không bị ảnh hưởng.

Nhưng nếu đến 12h đêm mà bạn vẫn chưa ngủ sẽ khiến cho lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng nội tiết, dẫn tới rối loạn nội tiết.

Mặc dù đi ngủ vào khoảng 10h mỗi đêm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhiều người lại gặp phải hiện tượng khó ngủ. Đối với những người này, họ nên làm một số việc trước khi ngủ để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Sức khỏe có gì khác biệt khi đi ngủ lúc 10h và 12h mỗi đêm? - 3

Những thói quen tốt trước khi đi ngủ

- Trước khi ngủ 30 phút không dùng các thiết bị điện tử

Lý do tại sao hầu hết mọi người không thể ngủ vào khoảng 10h đêm có liên quan đến việc nghịch điện thoại di động.

Cho dù sử dụng điện thoại để mua sắm, nhắn tin hay chơi game, não bộ sẽ ở trong trạng thái hưng phấn, điều này ảnh hưởng ngay tới giấc ngủ sau đó.

Vì vậy, hãy tránh xa điện thoại và các thiết bị điện tử trong vòng nửa giờ trước khi đi ngủ mỗi tối. Nếu không ngủ được, bạn có thể đọc sách.

Sức khỏe có gì khác biệt khi đi ngủ lúc 10h và 12h mỗi đêm? - 4

- Uống sữa ấm

Nửa giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một cốc sữa ấm loại nhỏ.

Chất tryptophan chứa trong sữa có thể làm dịu thần kinh, loại bỏ cảm xúc xấu và thôi miên. Bạn cũng có thể thêm 1 thìa cà phê mật ong vào sữa, vitamin nhóm B trong mật ong có tác dụng điều hòa, làm dịu thần kinh.

- Điều chỉnh môi trường ngủ

Trong phòng ngủ không được có khói thuốc kích thích hoặc mùi đặc biệt nào, ánh sáng cũng không quá mạnh. Bạn có thể bật một chiếc đèn ngủ nhỏ trước khi ngủ nhưng nhất định phải tắt đèn khi có dấu hiệu buồn ngủ.

Ngoài ra, cần điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong nhà.

Theo (Người đưa tin)
https://www.nguoiduatin.vn/suc-khoe-co-gi-khac-biet-khi-i-ngu-luc-10h-va-12h-moi-em-a595340.html
Copy Link
https://www.nguoiduatin.vn/suc-khoe-co-gi-khac-biet-khi-i-ngu-luc-10h-va-12h-moi-em-a595340.html
Bài liên quan
Xử trí khi trẻ rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19
(GDTĐ) - Sau mắc Covid-19, trẻ có thể luôn cảm thấy bất an, căng thẳng, khó ngủ. Thậm chí, trẻ có thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt về sức khoẻ khi đi ngủ lúc 10h hoặc 12h mỗi đêm