Sức mạnh hệ thống phòng thủ để bảo vệ cầu Kerch của Nga

Mai Trang | 03/08/2023, 13:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những hình ảnh trên các phương tiện truyền thông gần đây cho thấy, quân đội Nga đã bắt đầu sử dụng các hệ thống phòng thủ nổi để bổ sung thêm lớp phòng thủ cho cầu Kerch – cây cầu chiến lược nối liền Nga với Bán đảo Crimea.

Nga triển khai thêm hệ thống phòng thủ vài ngày sau khi cây cầu chiến lược Crimea bị nhắm mục tiêu hôm 17/7 bằng 2 USV, gây hư hại một phần đường của cầu, khiến 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Giới chức Nga chỉ trích các cuộc tấn công như vậy là “hành động khủng bố” và tuyên bố sẽ đáp trả.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2/2022, Bán đảo Crimea thường xuyên trở thành mục tiêu bị tập kích. Tháng 10/2022, cầu Crimea đã hư hại nghiêm trọng sau một vụ nổ lớn. Vào tháng 7/2023, Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ việc này.

Trong khi mối đe dọa đối với cầu Kerch trước đây được cho là từ tên lửa phóng từ trên không và máy bay không người lái, cuộc tấn công vào tháng 7 đã cho thấy lỗ hổng bảo vệ đối với cây cầu trước USV của Ukraine. Nga cáo buộc Ukraine liên tục nhắm mục tiêu vào Crimea bằng thiết bị không người lái trên mặt nước và dưới nước, bao gồm cả việc nhắm vào căn cứ hải quân ở Biển Đen của Nga tại Sevastopol.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/8 thông báo các xuồng không người lái của Ukraine đã cố gắng tấn công hai tàu Nga được giao nhiệm vụ giám sát hàng hải ở phía Tây Nam Biển Đen, cách Sevastopol khoảng 340km. Theo đó, tất cả các phương tiện đã bị Hải quân Nga phá hủy, và cả hai tàu vẫn tiếp tục hoạt động trong khu vực.

Nga quyết tâm bảo vệ Crimea

Cầu Kerch, hoàn thành vào năm 2018, là một tuyến đường hậu cần chiến lược bao gồm các tuyến đường bộ và đường sắt. Trải dài hơn 16 km, đây là cây cầu dài nhất châu Âu và được xây dựng sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Vào tháng 7/2022, các lực lượng Nga lần đầu tiên triển khai các biện pháp bảo vệ cầu Kerch để vận chuyển binh sĩ, nhiên liệu, thực phẩm và hàng hóa từ đất liền Nga đến Crimea.

Vào thời điểm đó, các nhà quan sát cho rằng quân đội Nga đã triển khai các sà lan được bao phủ bởi các tấm phản xạ radar và khả năng tạo màn khói để bảo vệ cây cầu quan trọng nối Nga với Crimea, nhằm che chắn cây cầu khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Bên cạnh các sà lan, nhiều tấm phản xạ radar được gắn vào vùng nông xung quanh cầu như một chiến thuật phòng thủ.

Khi Nga tăng cường khả năng phòng thủ ở Crimea, cũng là lúc nước này tập trung vào việc bảo vệ cầu Kerch bằng nhiều biện pháp. Nga đã sử dụng cả các hệ thống phòng thủ khác, chẳng hạn như hệ thống tác chiến điện tử khiến các phương tiện của đối phương mất kiểm soát hoặc không thể phát tín hiệu hay thông báo quan trọng cho đồng đội.

Với các rào cản vật lý như hệ thống phòng thủ nổi, có thể thấy Nga đang củng cố hệ thống phòng thủ hơn nữa để không có bất kỳ kẽ hở nào trên tuyến đường chiến lược nối Nga với Bản đảo Crimea.

Theo VOV
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/suc-manh-he-thong-phong-thu-de-bao-ve-cau-kerch-cua-nga-post1036680.vov
Copy Link
https://vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/suc-manh-he-thong-phong-thu-de-bao-ve-cau-kerch-cua-nga-post1036680.vov
Bài liên quan
Cận cảnh ngôi nhà 3 tầng của Á hậu Phương Nhi nằm ngay mặt tiền, trung tâm TP. Thanh Hóa - nơi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú
Căn nhà này hiện đang tấp nập người tới dựng rạp, chuẩn bị cho lễ cưới của Phương Nhi vào ngày mai 15/1.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sức mạnh hệ thống phòng thủ để bảo vệ cầu Kerch của Nga