Suýt mất cánh tay vì bó thuốc thầy lang

Vân Huyền | 08/02/2022, 19:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Sau khi bó thuốc, toàn bộ cánh tay phải của bệnh nhân sưng nề và mất dần chức năng.

Bệnh viện Đa khoa An Phát (Nghệ An) cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân P.C.T, 55 tuổi (Nghĩa Phúc- Tân Kỳ). Bệnh nhân bị sưng đau, thâm nhiễm sau gãy xương cánh tay và điều trị bằng cách đi thầy lang bó thuốc.

Bệnh nhân bị gãy xương cánh tay phải 10 ngày, đã đi khám và được bác sĩ tư vấn điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân đi thầy lang bó thuốc. Sau khi bó thuốc, toàn bộ cánh tay phải bệnh nhân sưng nề và mất dần chức năng.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất vận động tay phải, toàn bộ da vùng cánh tay sưng nề, thâm nhiễm. Chụp X-quang có hình ảnh gãy 1/3 trên xương cánh tay, xét nghiệm máu ghi nhận tình trạng nhiễm trùng. Xương gãy cao và không chéo vát nên chưa bị tổn thương thần kinh mạch máu. Ngay sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật kết hợp xương. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.

canh-tay(1).jpeg
Đắp thuốc nam có nguy cơ gây biến chứng. Ảnh: BVCC.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về biến chứng nặng nề khi đắp các loại lá cây để xử lý gãy xương, nhưng các bác sĩ vẫn thường xuyên tiếp nhận trường hợp chữa bệnh bằng cách đắp lá.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi bệnh nhân có biểu hiện bị gãy xương cần sơ cứu đúng cách bằng các phương pháp cố định vị trí tổn thương, chườm lạnh, băng ép, đeo nẹp,... rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được kiểm tra, can thiệp. Không nên thực hiện các phương pháp đắp thuốc nam theo phương pháp dân gian. Bởi, phương pháp này chưa có căn cứ khoa học chứng minh tính hiệu quả và có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bài liên quan
Cách ăn uống thế để cơ thể khoẻ mạnh dịp Tết
(GDTĐ) - Bổ sung rau xanh, sử dụng các loại mứt ít năng lượng là một trong những phương pháp dinh dưỡng lành mạnh dịp Tết.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Suýt mất cánh tay vì bó thuốc thầy lang