Trước chứng cứ mới này, tại phiên phúc thẩm, TAND TPHCM đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Tại phiên sơ thẩm lần 2, TAND quận Bình Tân tuyên phạt Lê Quang Vũ 3 năm 6 tháng tù và buộc Công ty H.C. (nơi Vũ làm) bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 455 triệu đồng.
Sau đó, cả bị cáo và đại diện bị hại đều có đơn kháng cáo.
Tại phiên phúc thẩm lần 2, HĐXX nhận thấy lời khai của bị cáo, bị hại và nhân chứng, bản ảnh thực nghiệm hiện trường đều thể hiện là cháu Khoa khi ngã nằm dưới gầm xe tư thế nằm ngửa. Tuy nhiên, công văn của Trung tâm Pháp y - Sở Y tế TPHCM nhận định nạn nhân nằm sấp, bánh xe lăn qua người từ phải sang trái. Mâu thuẫn này chưa được làm rõ.
Cũng theo cấp phúc thẩm, tòa án sơ thẩm nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng khi tiến hành thực nghiệm điều tra, thì cơ quan điều tra đã thực hiện không đầy đủ. Biên bản thực nghiệm điều tra không mô tả cụ thể thao tác lùi xe như thế nào nên không thể xác định được chính xác trước khi lùi thì xe có chồm về phía trước hay không.
Khi thực nghiệm điều tra, thì thiếu phần thực nghiệm theo lời khai của bị cáo và mô tả của nhân chứng.
Tại bản cáo trạng lần 3, VKS nêu nguyên nhân tai nạn do Vũ không giữ khoảng cách an toàn, thiếu quan sát và đi vào đường cấm. Cũng theo cáo trạng, dựa trên lời khai bị cáo, người làm chứng, camera tại hiện trường, kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự, Phân viện Pháp y quốc gia tại TPHCM có cơ sở xác định sau khi xảy ra tai nạn, không có việc ôtô lùi lại cán qua người cháu Khoa.
Vì vậy, phía bị hại cho rằng Vũ cố tình lái xe về phía trước cán chết cháu Khoa rồi cho xe lùi lại là không có căn cứ.
Ngoài ra, cáo trạng nêu thời điểm xảy ra tai nạn là ngày 5/5/2017 nhưng đến ngày 16/10/2018, CQĐT mới trưng cầu giám định. Ôtô trong vụ tai nạn không còn lưu giữ tại Công an quận Bình Tân, nên không đủ cơ sở xác định xe có bị chồm về phía trước trước khi lùi lại trong vụ tai nạn do tình trạng kỹ thuật xe hay lý do khác.