Chương tổ hợp, nhị thức Newton và xác suất có 4 câu (câu 15, câu 16, câu 24 và câu 27) với những câu này thuộc chương trình lớp 11 nhưng câu 15, câu 16 và câu 24 là quen thuộc và đơn giản, còn câu 27 có một chút tư duy nhưng làm được.
Chương phương trình lượng giác chỉ có 1 câu (câu 5) với câu này thì quen thuộc lớp 11 nhưng học sinh nào cũng tự tin làm được.
Đối với phần tự luận gồm có 3 câu. Trong đó, câu 29 là giải phương bậc hai về số phức nhưng hệ số thực rồi thay vào biểu thức thì quá dễ, câu 30 tính thể tích khối chóp vẽ hình ra là làm được liền học sinh cũng làm được và câu 31 là ứng dụng tích phân để tính diện tích hình phẳng, có phần lắt léo nên học sinh cần tư duy mới làm được nhưng không đến nỗi đánh đố.
Tóm lại, đề thi tham khảo của trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 như vậy là phù hợp; học sinh trung bình và yếu làm được từ 5 điểm đến 6 điểm, học sinh khá làm được từ 6 điểm đến 8 điểm, học sinh giỏi làm được từ 8 điểm đến 9 điểm, còn lại điểm 10 dành cho học sinh xuất sắc.
Nghiên cứu đề tham khảo môn Toán năm 2023 của trường ĐH Sư phạm Hà Nội chúng ta thấy rằng, nó rất lợi thế có học sinh khi đăng ký tham gia thi đánh giá năng lực. Bởi vì, lượng kiến thức trong đề tựa như lượng kiến thức như thi tốt nghiệp THPT, học sinh bỏ sức ôn tập để thi tốt nghiệp THPT và cũng được tham gia thi đánh giá năng lực, nghĩa là một mũi tên mà trúng hai đích nên khả năng trúng tuyển cao.
Phần tự luận chiếm 3 điểm đòi hỏi học sinh phải có kiến thức mới làm bài được, họ chấm cả phần trình bày lời giải, làm tắc và viết ẩu là mất điểm. Cái hay ở đây là loại khỏi tính may mắn như trắc nghiệm, trắc nghiệm học sinh làm không được nhưng đoán mò rồi đánh lụi có khi lại trúng. Hơn nữa, đề thi theo đơn môn nó phù hợp với chương trình cải cách năm 2018 là chọn môn để học.
Mặt khác, một số trường đại học hiện nay chỉ có một bài thi đánh giá năng lực mà đầy đủ kiến thức của các môn học dẫn đến rào cản cho học sinh. Rào cản thứ nhất là học sinh ở phổ thông thường giỏi một nhóm môn, học sinh giỏi các môn tự nhiên thì lại yếu các các môn xã hội và ngược lại, nên tham gia thi thì mất điểm các môn không phải thế mạnh; rào cản thứ hai là các trường đại học khó chọn học sinh ưng ý vì số câu hỏi trong đề ngang nhau; rào cản thứ ba là trong tương lai không còn phù hợp với chương trình mới vì chọn môn.
Mong muốn của tôi, mỗi môn là một đề thi, có cả trắc nghiệm và tự luận như trường đại học sư phạm Hà Nội. Lượng kiến thức trong đề thi là của lớp 12 để học sinh yên tâm khi học và tham gia dự thi. Học sinh tự tin, bố mẹ khỏi lo lắng và các trường đại học chọn được học sinh ưng ý.
Để học sinh khỏi vất vả và phụ huynh khỏi lo lắng, mong muốn tiếp theo là các trường đại học chỉ chọn 3 phương án tuyển sinh; phương án thứ nhất là bài thi năng lực, phương án thứ hai xét kết quả thi tốt nghiệp THPT và phương án thứ ba đạt giải các cuộc thi từ cấp tỉnh trở lên.