Tàu điện bánh lốp ART 'làm mưa - làm gió' ở Trung Quốc được đề xuất đưa về Hà Nội có gì đặc biệt?

Theo Thái Hà | 16/04/2024, 10:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Doanh nghiệp Trung Quốc đã đưa ra một giải pháp phương tiện công cộng thông minh cho Hà Nội nhằm "giải cứu" nạn ùn tắc giao thông.

Tập đoàn Trung Quốc đề xuất làm ART:

Tàu ART Trung Quốc vào bến. Ảnh: CRCC

Xây dựng dự án ART là một dự án sinh kế quan trọng, nâng cao hiệu quả vận tải HKCC với chi phí đầu tư thấp. Đồng thời, tạo ra sự phát triển nhảy vọt tự kỷ nguyên xe buýt sang kỷ nguyên giao thông công cộng bằng tàu không đường ray khối lượng lớn hơn.

Công ty sản xuất ART của Trung Quốc cho biết đoàn tàu này không những nâng cao hiệu quả giao thông đô thị mà còn giúp quảng bá hình ảnh thành phố và tạo nên hình ảnh thành phố đẹp - xanh - hiện đại.

Đáng chú ý, Hunan CRCC nhấn mạnh ưu điểm Hai "thấp" - Hai "nhanh" của ART, cực kì phù hợp với những gì Hà Nội đang cần ở một phương tiện công cộng. Cụ thể:

Chi phí đầu tư thấp: Chỉ bằng 1/10 Metro (tàu điện ngầm) và bằng 1/5 Monorail (tàu một ray).

Chi phí vận hành thấp: Giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư, giá vé bán ra cũng thấp, thu hút hành khách.

Phê duyệt dự án nhanh: Lập và phê duyệt dự án trong thời gian ngắn 3-6 tháng

Thi công nhanh: Thời gian thi công 6 tháng – 12 tháng cho 1 dự án.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết để ART có thể được đưa vào sử dụng, bên cạnh việc xây dựng hạ tầng thì cần có các chế tài, cũng như luật hóa việc đi lại trên đường của tàu ART, không để các phương tiện khác xâm hại.

Đây cũng là một trong những vấn đề khó khăn với Hà Nội. Việc đưa thêm loại hình ART vào hệ thống VTHKCC sẽ đòi hỏi TP phải điều chỉnh nhiều quy hoạch; đồng thời xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách riêng cho nó.

ART 'làm mưa, làm gió' ở Trung Quốc như thế nào?

Được miêu tả là "tàu thông minh" đầu tiên trên thế giới, phương tiện chạy trên đường ray ảo chính thức chở khách trên những đường phố đông đúc ở Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc từ năm 2017. Hiện nay, ART đang vận hành 120km với 6 tuyến nổi bật bao gồm:

A2 Chu Châu: Tuyến ART trình diễn đầu tiên trên thế giới, dài 14,55km, bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2018.

T1 Nghi Tân: Tuyến ART được vận hành thương mại đầu tiên trên thế giới, dài 17,7km, bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2019.

T1 Cáp Nhĩ Tân: Tuyến ART đầu tiên hoạt động tại thủ phủ của một tỉnh phía Bắc, cũng là tuyến ART đầu tiên hoạt động tại vùng núi cao, dài 18,2km, bắt đầu hoạt động từ tháng 2/2021.

T1 Hồ Châu: Hoạt động với vai trò đưa đón khách du lịch tại phố cổ Tongli, dài 5,2km, bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2021.

T1 Thiểm Tây: Hoạt động với vai trò đưa đón khách du lịch tại hồ Côn Minh, dài 11,9km, bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2023.

T4 Nghi Tân: Tuyến ART được vận hành thương mại dài nhất trên thế giới, dài 49,69km, bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2023.

Đáng chú ý, tuyến ART T4 Nghi Tân được đánh giá giúp đô thị Nghi Tân giảm tắc nghẽn giao thông tới 10,38%, đứng đầu trong số các thành phố lớn của Trung Quốc.

Hiệu quả vận hành của dự án ART Nghi Tân là không thể bàn cãi. Với thời gian hoạt động từ 6h30-22h30 hàng ngày, tuyến này vận chuyển 20.000 hành khách mỗi ngày.

9 tuyến ART khác cũng đang được xây dựng tại Trung Quốc gồm: ART T2 Nghi Tân 9.58km; Tây An – Côn Minh 11.9km; ART số 1 Tây An 11.6km; ART Jinghe New City 30.8km; ART T1 Tr; ART Đức Châu 17.2km; ART Lhasa 15km; ART T1 Dali 26.35km.

Theo Đời sống và pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tau-ien-banh-lop-art-lam-mua-lam-gio-o-trung-quoc-uoc-e-xuat-ua-ve-ha-noi-co-gi-ac-biet-a414034.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tau-ien-banh-lop-art-lam-mua-lam-gio-o-trung-quoc-uoc-e-xuat-ua-ve-ha-noi-co-gi-ac-biet-a414034.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu điện bánh lốp ART 'làm mưa - làm gió' ở Trung Quốc được đề xuất đưa về Hà Nội có gì đặc biệt?