Thách thức đi cùng cơ hội khi 'số hóa' giáo dục ở vùng khó

Hà Linh | 28/12/2022, 06:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đặt ra nhiều thách thức, song chuyển đổi số cũng được xem là cơ hội để “hiện đại hóa” giáo dục, đào tạo ở vùng khó.

“Những năm gần đây, đơn vị đã được quan tâm hơn từ các cấp để dần đồng bộ cơ sở vật chất trường, lớp. Hiện trường có 24 phòng học văn hóa, 2 phòng tin học, 1 thư viện. Đặc biệt, với 15 máy chiếu, 29 máy tính phục vụ dạy học, 10 máy tính quản lý, có kết nối internet... đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên, học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học”, thầy Định chia sẻ.

Thách thức đi cùng cơ hội khi 'số hóa' giáo dục ở vùng khó ảnh 2

Học sinh Trường THCS Núa Ngam mượn máy tính bảng phục vụ học tập.

Tại Trường THCS Núa Ngam (huyện Điện Biên) năm học này có 453 học sinh theo học. Trong đó có 150 em ở nội trú. Cô giáo Trần Thị Tươi, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã được nhiều tổ chức quan tâm hỗ trợ máy tính, phục vụ hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh. Trong đó, riêng chương trình “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ hơn 70 máy tính bảng.

“Với số thiết bị, máy móc được hỗ trợ, nhà trường đã rà soát, lên danh sách học sinh khó khăn để cho mượn học tập. Xây dựng thư viện số phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm kiếm tài liệu, thông tin. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với nhà mạng tiến hành rà soát, lắp đặt thêm 2 gói cước internet. Qua đó nâng cấp dữ liệu và tốc độ đường truyền, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên, học sinh”, cô Tươi cho hay.

Ông Cù Huy Hoàn, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho rằng, việc chuyển đổi số trong ngành giáo dục địa phương tập trung ở hai lĩnh vực: Quản lý giáo dục và dạy học, kiểm tra đánh giá.

Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, liên thông trong toàn ngành, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định… Đối với dạy học và kiểm tra đánh giá sẽ thực hiện số hóa tài liệu, học liệu, thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống dạy học, đào tạo trực tuyến, xây dựng trường học, lớp học thông minh…

“Để thực hiện mục tiêu đó, ngành đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung Đề án, kế hoạch của tỉnh. Trong đó, bên cạnh tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức thì việc hết sức quan trọng là tham mưu, phối hợp cùng các đơn vị, địa phương để hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet. Làm sao cho đồng bộ từ vùng thuận lợi cho đến các khu vực khó khăn”, ông Hoàn cho hay.

Theo thống kê, rà soát, hiện nay 85% cán bộ, giáo viên ngành GD Điện Biên có chứng chỉ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định. 100% cơ quan, đơn vị kết nối internet cáp quang tốc độ cao. 100% cơ quan quản lý giáo dục và trường học có đủ số lượng máy tính, máy chiếu và thiết bị khác phục vụ công tác quản lý và dạy học.

Ngoài ra, toàn tỉnh có 98,6% cấp thôn, bản được phủ sóng điện thoại di động (tối thiểu 2G); 94,3% khu vực dân cư sinh sống, làm việc (cấp thôn, bản) được phủ sóng thông tin di động mạng 3G, 4G. Hạ tầng truyền dẫn cáp quang kéo đến 100% trung tâm xã, phường, thị trấn và 88,9% cấp thôn, bản; 100% xã, phường, thị trấn có kết nối băng rộng cố định đến trung tâm, 37,9% hộ gia đình có kết nối internet.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thach-thuc-di-cung-co-hoi-khi-so-hoa-giao-duc-o-vung-kho-post620609.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thach-thuc-di-cung-co-hoi-khi-so-hoa-giao-duc-o-vung-kho-post620609.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thách thức đi cùng cơ hội khi 'số hóa' giáo dục ở vùng khó