Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, vừa sức, phù hợp với năng lực nhận thức của các nhóm đối tượng học sinh.
Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức để giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiễn.
Các hoạt động giáo dục gắn liền với đời sống thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường rèn luyện các phẩm chất và năng lực.
Thứ ba: Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá, cụ thể:
Các bài học, chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học.
Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn, giáo dục tích hợp, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện hiệu quả các hoạt động dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống.
Nội dung sách giáo khoa thể hiện rõ, đủ các mức độ về yêu cầu cần đạt; tạo điều kiện để giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Thứ tư: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa cần bảo đảm: Tác giả sách giáo khoa có điều kiện hỗ trợ giáo viên trong việc bồi dưỡng, tập huấn sử dụng sách giáo khoa hiệu quả. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, font chữ); nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác, sử dụng; kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2024 và bãi bỏ Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 6/4/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình.