Văn hóa

Tháp Pô Klong Garai: Biểu tượng của vùng đất Ninh Thuận

26/08/2024 06:53

Tháp Pô Klong Garai được xây vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, trên ngọn Đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang (Tháp Chàm, Ninh Thuận).

Tháp Pô Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên ngọn Đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang (Tháp Chàm, Ninh Thuận). Tháp do vị vua Jaya simhavarman III (sử liệu gọi là Chế Mân) xây dựng để thờ vua Pô Klong Garai, người trị vì vương quốc Champa 54 năm (1151 - 1205).

Pô Klong Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp. Tháp ở hướng Đông gọi là Tháp Cổng, chiều cao khoảng 8,56m, dài 5,1m, rộng 4,85m. Đây là cổng ra vào hành lễ, nơi vua tiếp quan khách.

Ở hướng Đông Nam gọi là tháp Lửa, chiều cao khoảng 9,31m, dài 8,18m, rộng 5m là nơi thờ thần lửa và ngôi tháp cao nhất với độ cao 20,5m là tháp Chính.

thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (3).jpg
Tháp Cổng.
thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (4).jpg
Tháp Lửa.
thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (5).jpg
Tháp Chính là nơi thờ vị vua anh quân Pô Klong Garai.

Tháp Chính là nơi thờ vua Pô Klong Garai. Bức tượng trước mặt tiền tháp Chính là thần Siva (1 trong 3 vị thần tối cao: Tam vị nhất thể Siva, Barama, Visnu), tượng trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo, hủy diệt những cái xấu, sáng tạo những cái đẹp, cái mới mang hạnh phúc cho muôn loài.

Trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Sancrit cổ được hiểu là phác họa toàn cảnh sinh hoạt nông nghiệp của Champa cuối thế kỷ 13 khá sinh động.

Bên trong tháp có tượng bò thần Nadin (vật cưỡi vị thần Siva) và tượng bán thân Pô Klong Garai được tạc lên khối trụ tròn Linga (gọi là Mukhalinga), dưới Linga là bệ vuông Yoni. Linga thể hiện cho đực, Yoni thể hiện cho cái. Nằm ở phía Tây (sau lưng Tháp chính) có một ngôi miếu xây bằng xi măng, mái lợp ngói mới, đây là nơi thờ Hoàng hậu (tên Bia Thakol) là vợ của vua Pô Klong Garai.

thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (8).jpg
Mặt trụ đá khắc chữ Sancrit cổ.
thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (6).jpg
Bức tượng trước mặt tiền tháp Chính là thần Siva.
thap po kong garai bieu tuong cua vung dat ninh thuan (7).jpg
Lối vào tháp Pô Klong Garai.

Tháp Pô Klong Garai còn gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của người Chăm, nơi đây hàng năm người chăm vẫn còn tổ chức thực hiện nhiều nghi lễ, lễ hội như: Lễ mở cửa tháp (peh bi mbeng yang) được tổ chức vào tháng 1 Chăm lịch (khoảng tháng 3, 4 dương lịch); Lễ Yuer Yang (lễ cầu đảo) được tổ chức vào khoảng tháng 4 Chăm lịch (khoảng tháng 6, 7 dương lịch); Lễ hội Kate (lễ cúng nam thần) lớn nhất của cộng đồng người Chăm được tổ chức vào khoảng tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 dương lịch); Lễ hội Cambur (lễ cúng nữ thần) được tổ chức vào khoảng tháng 9 Chăm lịch (khoảng tháng 11, 12 dương lịch).

Tháp Pô Klong Garai đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thap-po-klong-garai-bieu-tuong-cua-vung-dat-ninh-thuan-post697622.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thap-po-klong-garai-bieu-tuong-cua-vung-dat-ninh-thuan-post697622.html
Bài liên quan
‘Khám phá Nhật Bản’ cùng NHK World-Japan
Chưa nhập tóm tắt‘Khám phá Nhật Bản’ cùng NHK World-Japan là chuỗi hoạt động được kéo dài đến ngày 23/1, tại Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tháp Pô Klong Garai: Biểu tượng của vùng đất Ninh Thuận