Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc tấn công các lực lượng thân Iran ở Trung Đông

29/01/2024, 18:51
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chính quyền ông Biden cần phải chứng minh rằng Mỹ đang cứng rắn với Iran và lực lượng thân Iran nhưng không kéo Washington vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông.

Với việc mở ra mặt trận mới này, chuyên gia Bohl cho rằng nhiều khả năng Washington sẽ tập trung vào việc "làm suy giảm khả năng của lực lượng Houthis, trong khi tránh đối đầu trực tiếp với Iran".

Trong một tuyên bố hôm 23-1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định Mỹ không muốn “leo thang xung đột trong khu vực” và kêu gọi các lực lượng thân Iran ngừng các cuộc tấn công.

Khoảng 900 lính Mỹ ở Syria kể từ thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Khoảng 900 lính Mỹ ở Syria kể từ thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP

Chuyên gia Nicholas Heras - Giám đốc cấp cao về chiến lược và đổi mới tại Viện New Lines (Mỹ - nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ) cho rằng tình thế khó khăn trong cách tiếp cận của chính quyền ông Biden đối với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông là vì năm nay là năm bầu cử tổng thống Mỹ.

“Chính quyền Tổng thống Biden đang cố gắng đồng thời chứng minh cho người dân Mỹ thấy rằng họ cứng rắn với Iran nhưng không kéo Mỹ vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông” - ông Heras nhận định.

Trong khi đó, chuyên gia Heras cho rằng trong năm 2024 này lực lượng Mỹ rất có thể sẽ buộc phải tham gia nhiều chiến dịch quân sự trên khắp Trung Đông vì áp lực ngày càng tăng từ Iran và các lực lượng thân Iran.

“Iran đã phát triển một chiến lược hết sức cẩn thận nhằm gây áp lực lên Mỹ và Israel từ nhiều hướng, bằng chứng là việc mở rộng xung đột ở Gaza sang Yemen và chiến dịch đang diễn ra do Iran hậu thuẫn chống lại lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria” - ông Heras nói.

Theo ông Heras, Tổng thống Biden đã cho thấy sự "cam kết cá nhân" của ông trong việc hỗ trợ Israel chống lại phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas (kiểm soát Dải Gaza, Palestine). Trong khi đó, ông Biden cũng tìm cách “răn đe Iran và các lực lượng thân Iran để ngăn họ phá hoại hoạt động của Israel ở Gaza bằng cách mở ra các mặt trận khác trong khu vực".

Mỹ hiện có 2.500 quân ở Iraq và 900 ở Syria. Chuyên gia Bohl cho rằng Mỹ sẽ không thay đổi đáng kể việc triển khai quân hiện tại trong khu vực vào thời gian tới, trừ khi có sự leo thang lớn giữa Israel và Iran hoặc Israel và Hezbollah.

Đồng quan điểm, ông Heras cũng bày tỏ sự nghi ngờ rằng Mỹ sẽ sớm rút quân khỏi Iraq và Syria, ngay cả khi ngày càng nhiều các cuộc tấn công từ các lực lượng thân Iran nhằm vào quân đội Mỹ. Theo ông Heras, việc rút lực lượng “sẽ được coi là hành động đầu hàng của Mỹ đối với Iran vào thời điểm Israel đang tiến hành cuộc tấn công ở Gaza".

Thế nhưng ông Heras cho rằng việc duy trì sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở Trung Đông cũng kéo theo nhiều nguy hiểm.

“Có một rủi ro lớn trong cách tiếp cận của chính quyền ông Biden đối với cuộc chiến ở Gaza và cuộc xung đột ngày càng mở rộng ở Trung Đông sẽ dẫn đến một vũng lầy cho người Mỹ trong khu vực” - chuyên gia đến từ viện New Lines nhận định.

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/the-luong-nan-cua-my-trong-viec-tan-cong-cac-luc-luong-than-iran-o-trung-dong-c415a1539982.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/the-luong-nan-cua-my-trong-viec-tan-cong-cac-luc-luong-than-iran-o-trung-dong-c415a1539982.html
Bài liên quan
Báo Mỹ: Tỷ phú Elon Musk gặp Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc
Tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và thân cận với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, gần đây đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc, tờ New York Times (NYT) đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế lưỡng nan của Mỹ trong việc tấn công các lực lượng thân Iran ở Trung Đông