Thị trường bất động sản bước qua giai đoạn khó khăn nhất, Novaland, Phát Đạt xoay sở ra sao?

Thanh Phong | 26/01/2024, 07:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo VND, trước những bất ổn của thị trường, các doanh nghiệp phát triển bất động sản nhà ở đã chủ động tái cơ cấu cấu trúc vốn trong năm 2023 bằng cách mua lại trái phiếu trước hạn, cùng với giảm nợ vay ngân hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp phát triển bất động sản liên tục có sự chuẩn bị kế hoạch kinh doanh để đón chờ thị trường nhà ở khởi sắc hơn khi Luật Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực vào đầu năm 2025.

Một doanh nghiệp bất động sản khác là Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR). Phát Đạt xác định chiến lược phát triển kinh doanh tập trung vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng ngay trước thời điểm "mùa đông" ập đến với thị trường bất động sản vào nửa cuối 2022. Với kế hoạch tham vọng, doanh nghiệp đã gia tăng vay nợ, đặc biệt thông qua kênh TPDN, dư nợ TPDN của PDR đạt đỉnh vào quý II/2022, ở mức hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm 63% tổng nợ vay.

photo-1706202374865

Kể từ quý IV/2022, Phát Đạt đã tập trung tái cơ cấu nợ để giảm áp lực lãi vay. Công ty mua lại TPDN trước hạn và thay vào đó là tăng vay ngân hàng kể từ quý II/2023 do môi trường lãi suất thuận lợi hơn. Đến tháng 12/2023, PDR đã tất toán toàn bộ dư nợ TPDN.

Trong thời gian qua, PDR cũng đã ghi nhận những thông tin tích cực như được cấp giấy phép xây dựng đối với dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 trong tổ hợp Khu phức hợp cao tầng Thuận An (NTMK) (Bình Dương, quy mô 44,6 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng) vào tháng 1/2024; được UBND tỉnh Bình Định giao đất để thực hiện dự án khu dân cư Bắc Hà Thanh (43,2 ha, vốn đầu tư khoảng 2.343 tỷ đồng) vào tháng 9/2023.

Trước những bất động của thị trường, các doanh nghiệp phát triển bất động sản nhà ở đã chủ động tái cơ cấu cấu trúc vốn trong năm 2023 bằng cách mua lại trái phiếu trước hạn, cùng với giảm nợ vay ngân hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp phát triển bất động sản liên tục có sự chuẩn bị kế hoạch kinh doanh để đón chờ thị trường nhà ở khởi sắc hơn khi Luật Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực vào đầu năm 2025.

Theo VND các nút thắt được Chính phủ quyết liệt nhằm hỗ trợ sự phục hồi của thị trường. Do đó, hiệu quả của chính sách được thể hiện, cụ thể tính đến cuối quý III/2023, 67 dự án tại TP.HCM đã được tháo gỡ (tương đương 37,2% trong số 180 dự án cần tháo gỡ ban đầu).

Con số dự án được tháo gỡ ấn tượng hơn ở tại Hà Nội với 419 dự án (tương đương 58,8% so với 712 dự án ban đầu).

Trong quý IV/2023, hàng loạt dự án lớn tại khu vực phía Nam tiếp tục được tháo gỡ bao gồm Aqua City, Nova World Phan Thiết (NVL), Gem Sky World (DXG)... Điều này giúp tâm lý thị trường bất động sản cải thiện.

Theo đó, nguồn cung trong nửa cuối năm 2023 ở cả Hà Nội và TP.HCM đều cho thấy sự cải thiện đáng kể, vượt qua nguồn cung nửa đầu năm 2023. Nhu cầu của người mua nhà cũng đang thể hiện tâm lý tích cực hơn, các quý sau luôn có sự cải thiện hơn quý trước. Trong nửa cuối năm 2023, ở cả Hà Nội và TP.HCM đều cho thấy tỷ lệ hấp thụ đạt trên 100%.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thị trường bất động sản bước qua giai đoạn khó khăn nhất, Novaland, Phát Đạt xoay sở ra sao?