Cán bộ quản lý của trường được chọn thử nghiệm là những người mạnh dạn nhiệt huyết, thích ứng với môi trường cầu thị, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao. Đội ngũ CBQL và giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có khả năng thực hiện chương trình GDMN mới.
Giáo viên dạy lớp chọn được tham gia tập huấn hướng dẫn thử nghiệm từ trung ương, được cung cấp tài liệu nghiên cứu để cập nhật và hiểu rõ ràng những điểm mới trong dự thảo Chương trình GDMN mới, nắm được mục đích, cách thức thử nghiệm điểm mới trong Chương trình GDMN.
Trẻ tham gia nội dung thử nghiệm mới đáp ứng đủ các yêu cầu. |
Trẻ được chọn tham gia thử nghiệm có độ tuổi đáp ứng yêu cầu tại Công văn số 627/VKHGDVN-GDMN ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ GD&ĐT về việc thử nghiệm Chương trình GDMN mới; trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ em; được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần… nên hoàn toàn có thể tham gia tốt các hoạt động giáo dục thử nghiệm.
Chỉ ra khó khăn của Đồng Tháp khi triển khai thử nghiệm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Minh Tân cho biết: Thời gian tham gia thực hiện thử nghiệm Chương trình GDMN mới ngắn, gấp rút so với khối lượng công việc cần thực hiện. Việc tổ chức dạy trẻ theo dự án là một hình thức mới nên giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung dự án, thời gian tổ chức và đánh giá kết quả thực hiện dự án.
Một số giáo viên chưa tự tin trong việc xác định chọn lựa nội dung bài dạy đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cá nhân trẻ, còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung phù hợp độ tuổi để đáp ứng kết quả mong đợi (KQMĐ). Một số trẻ còn nhút nhát, tham gia gia vào các hoạt động còn chậm, cần sự giúp đỡ và hỗ trợ của giáo viên. Kiến nghị, Ban soạn thảo cần tổ chức tập huấn hướng dẫn chuyên sâu giúp giáo viên hiểu rõ hơn về dự án, sự kiện và cách thực hiện dự án, sự kiện tại trường mầm non gắn với thực tiễn.
Các hoạt động triển khai thử nghiệm cho thấy, khung kết quả mong đợi, nội dung giáo dục, hệ thống chủ đề, hệ thống định hướng chủ đề phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường mầm non. Cấp Sở, Phòng đã xây dựng được bảng đối sánh KQMĐ cuối độ tuổi giữa khung của chương trình GDMN mới với thực tiễn trẻ ở Đồng Tháp.
Các nội dung mới được xác định rõ các mức độ thấp hơn/bằng/cao hơn so với chuẩn chung; nội dung giáo dục; hệ thống định hướng chủ đề phù hợp với bối cảnh địa phương và của trẻ. Các trường tham gia thử nghiệm đã có kế hoạch giáo dục thể hiện rõ KQMĐ, nội dung giáo dục, kế hoạch giáo dục ở các độ tuổi tích hợp dưới dạng chủ đề, sự kiện, dự án phù hợp kinh nghiệm sống của trẻ và bối cảnh của địa phương.