Triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý đặt ra yêu cầu mới trong xây dựng chương trình bồi dưỡng,

Thầy Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Liên (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình):Tính tỷ lệ giáo viên từng môn thật chi tiết để không bị động

Tích sao cho hợp? ảnh 3

Thầy Nguyễn Tiến Dũng.

Năm học này triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 7. Giữa nhiều vấn đề đặt ra và cần giải quyết với các môn học, sự chú ý được tập trung nhiều hơn vào môn tích hợp như Khoa học tự nhiên. Đây là môn tích hợp được hình thành từ 3 phân môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học, có sự liên kết ngoại môn với các môn khoa học khác chứ không phải cơ học ghép môn. Do vậy, nhà trường đã lựa chọn giải pháp là dạy môn Khoa học tự nhiên theo trình tự tuyến tính trong sách giáo khoa và lựa giáo viên dạy bộ môn của các phân môn này để phân công giảng dạy; linh hoạt sắp xếp giáo viên, thời khóa biểu lớp 7 theo giai đoạn để cố gắng đến phân môn nào, giáo viên môn đó dạy.

Với những chuyên đề tích hợp, kiến thức giao thoa, giáo viên sinh hoạt trong nhóm chuyên môn trao đổi, bổ trợ cho nhau. Sau đó, cử một giáo viên dạy để bảo đảm hoàn thành giảng dạy nội dung môn học.

Từ sang năm, việc sắp xếp giáo viên dạy môn tích hợp sẽ khó khăn hơn nếu nguồn giáo viên dạy vẫn thiếu. Do vậy, cần cơ cấu lại giáo viên cấp THCS, tính tỷ lệ giáo viên từng môn thật chi tiết để không bị động ở giai đoạn tiếp theo. Các trường sư phạm chú ý đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp trong chỉ tiêu hằng năm.

Đối với trường phổ thông, cần dành sự ưu tiên cho giáo viên dạy lớp 7, lựa chọn người có năng lực, giàu kinh nghiệm đón đầu lứa học sinh lớp 7; sắp xếp giáo viên, thời khóa biểu cho khối 7 trước rồi mới đến khối còn lại. Bên cạnh đó, cần tiến hành sinh hoạt, giao ban, tập huấn chuyên môn thường xuyên để trao đổi, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho giáo viên. Ngoài ra, các giáo viên cũng tự giác học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu chương trình; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, trao đổi bài giảng, tăng tương tác, phản biện... để có những cách thức giảng dạy sáng tạo, truyền đạt kiến thức tốt nhất đến học sinh.

Ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu:Xây dựng kế hoạch dạy học kết nối liên trường

Tích sao cho hợp? ảnh 4

Ông Trịnh Ngọc Hải.

Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục huyện Than Uyên tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nỗ lực, quyết tâm cao nhất để bảo đảm chất lượng giáo dục. Riêng môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, do chưa có giáo viên phụ trách được cả môn học, nên nhà trường phân công giáo viên chuyên môn nào phụ trách phân môn đó. Với các chuyên đề, tổ bộ môn sẽ cùng xem xét, trao đổi và thống nhất: Nội dung chuyên đề thiên nhiều về kiến thức phân môn nào thì giao giáo viên phụ trách phân môn đó giảng dạy.

Về cơ bản, đến nay, việc dạy học các môn tích hợp được triển khai khá tốt. Tuy nhiên vẫn có khó khăn bởi còn thiếu giáo viên. Về cơ sở vật chất, nhiều trường có 2 - 3 điểm trường, nên khó trong phân công nhiệm vụ giảng dạy. Ở điểm trường lẻ, phòng bộ môn, trang thiết bị còn thiếu…

Để khắc phục khó khăn, phòng GD&ĐT và các nhà trường đã tích cực tuyên truyền giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn để bảo đảm thầy cô đủ điều kiện và năng lực thực hiện giảng dạy tất cả lĩnh vực trong một môn học; quan tâm chỉ đạo giáo viên tăng cường tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo trường học đưa nội dung các chủ đề chung vào sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn để giúp giáo viên được phân công giảng dạy nội dung này có cơ hội được trao đổi, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn; thực hiện giảng dạy bảo đảm các yêu cầu cần đạt của chủ đề. 100% các trường được chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất để có ít nhất 1 phòng học kết nối/trường.

Cùng với những nỗ lực của ngành Giáo dục huyện Than Uyên và các nhà trường, chúng tôi cũng mong được bảo đảm đủ về cơ cấu đội ngũ. Cùng với đó, mong nhanh chóng có đội ngũ giáo viên đảm nhiệm dạy được môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý để phòng GD&ĐT tham mưu các cấp tuyển dụng, bổ sung.

Từng nhà trường, phòng GD&ĐT cần quan tâm xây dựng cộng đồng phát triển nghề nghiệp bằng nghiên cứu bài học. Nghiên cứu bài học gồm các bước: Cùng nhau lập kế hoạch; quan sát tiến hành bài học; thảo luận bài học; điều chỉnh kế hoạch bài học; tiến hành bài học sau khi đã sửa; thảo luận, chia sẻ ý kiến về bài học sau khi sửa. - GS.TS Đinh Quang Báo

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tich-sao-cho-hop-post610268.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tich-sao-cho-hop-post610268.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tích sao cho hợp?