Xã Lũng Niêm (Bá Thước, Thanh Hóa) cũng là một địa phương bị điều chỉnh ra khỏi vùng ĐBKK, nên nhiều GV và HS ở đây không còn được hưởng trợ cấp của Nhà nước như trước. Ảnh: TL. |
"UBND tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, chưa ban hành chính sách hỗ trợ 74 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Khi có quy định, hướng dẫn của Trung ương, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện theo quy định", ông Thức cho hay.
Cũng theo ông Thức, trong khi chờ Trung ương ban hành cơ chế chính sách đối với các xã mới ra khỏi vùng ĐBKK. Trong đó, có Tiểu dự án “Đổi mới hoạt động, củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có HS bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, đã chú ý lồng ghép nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và HS.
Liên quan đến vấn đề này, tại Kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa lần thứ 14, khóa XVIII vừa qua, ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh khẩn trương phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng đề án hỗ trợ giáo dục học tập theo vòng đời cho HS dân tộc thiểu số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng Nghị định quy định chính sách cho HS, học viên ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo và cơ sở giáo dục có HS hưởng chính sách (thay thế Nghị định số 116 ngày 18/7/2016 của Chính phủ)...
Huy động sức mạnh toàn xã hội, đặc biệt là sự hỗ trợ của các cá nhân, doanh nghiệp trong việc giúp đỡ GV, HS tại các xã không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Lồng ghép các chương trình, dự án, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 – 2030...
Hy vọng, với những phương án của tỉnh Thanh Hóa như đã nêu trên, trong thời gian tới, GV và HS của 74 xã bị điều chỉnh theo Quyết định 861/TTg ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ, để bớt đi những khó khăn.