Tìm kiếm mô hình giáo dục đại học số phù hợp nhất với Việt Nam

Anh Tú | 25/03/2023, 20:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngày 25/3, Bộ GD&ĐT, Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức Tọa đàm về "Xây dựng mô hình Giáo dục đại học số tại Việt Nam".

Tuy vậy, theo TS Dương, ngoài các yêu cầu đảm bảo chất lượng, xây dựng hệ thống, chính sách vận hành, việc công nhận tín chỉ giữa các cơ sở tham gia hệ thống cũng như từ các khóa học trực tuyến mở của các trường nổi tiếng là cần thiết. Bên cạnh đó, khi xác định chỉ tiêu cần quy định tỷ lệ tăng thêm đối với năng lực giảng viên quy đổi bằng tỷ lệ phần trăm đào tạo trực tuyến trong chương trình đào tạo.

Chủ động thích ứng và tìm kiếm mô hình ưu việt

GS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM nhìn nhận giáo dục đại học số là xu hướng tất yếu hiện nay. Do đó, Trường ĐH Mở TPHCM đã và đang đầu tư để phát triển mạnh xu hướng này. Năm 2021, nhà trường cho ra mắt hệ thống các khóa học ngắn hạn online miễn phí là hệ thống VMOOCs. Hiện nay có khoảng 40 khóa học và khoảng 7.000 người đăng ký tham gia.

Ông Dương Thăng Long, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho rằng, cái khó nhất là sự thay đổi, thích nghi và sự sẵn sàng của đội ngũ giảng viên có thâm niên.

Theo ông Long mong muốn, mô hình là mở, nhưng vẫn cần phải lựa chọn một phương thức, tiêu chuẩn nhất định về xây dựng chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy… để làm sao các trường đều có thể kết nối, tham gia vào hệ thống hay mô hình.

Về chính sách và pháp lý, ông Long cho rằng cần có chính sách ghi nhận, đánh giá năng lực học tập của người học ở mọi lúc mọi nơi, cụ thể hóa các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng ở các cơ sở đào tạo, để cho các nhà kiểm định chất lượng có điểm tựa dựa vào để đánh giá chất lượng khi một trường đại học chuyển đổi và thực hiện mô hình giáo dục đại học số.

Ông Nguyễn Xuân Huy, ĐHQG Hà Nội thì cho rằng hình thức các nhóm, hiệp hội… sẽ không thể có chương trình nào đào tạo trực tuyến hoàn toàn, nếu có thì cũng sẽ rất ít. Vì vậy, muốn làm chúng ta phải thiết lập luật chơi, quy chuẩn về chất lượng, đánh giá chất lượng khi các trường cùng tham gia.

Để đào tạo trực tuyến không có nghĩa chỉ là ngồi trên máy tính mà sinh viên vẫn đến phòng led, thư viện…Vì vậy, chúng ta cần phải thống nhất, chia sẻ nền tảng học liệu trực tuyến, thậm chí phải xây dựng chung nội dung học trực tuyến… thì việc công nhận kết quả mới được.

Đào tạo trực tuyến có 2 vấn đề rất quan trọng. Thứ nhất việc xây dựng nội dung dùng chung được với nhau là rất quan trọng. Thứ hai là phần cứng và nền tảng công nghệ, chúng ta cũng phải cân nhắc thật kỹ khi cho doanh nghiệp tham gia vào dự án… Vì nếu chỉ triển khai theo mục tiêu dự án, khi dự án hết thì lại khó, còn làm với doanh nghiệp thì mới bền vững được.

Tìm kiếm mô hình giáo dục đại học số phù hợp nhất với Việt Nam ảnh 2
Quang cảnh tọa đàm.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhìn nhận: Chúng ta thống nhất làm rõ bản chất của đại học số, sự khác biệt giữa quản trị đại học bình thường và đại học số ra sao để có mô hình cho phù hợp.

"Đào tạo trực tuyến, đào tạo trên nền tảng số… là chuyện không mới, nhưng cái chúng ta ngồi bàn với nhau là cái cao hơn, tìm kiếm một mô hình giáo dục mới cho GDĐH, làm sao để cho thầy cô giáo, các trường thấy được lợi ích khi tham gia để cùng nhau góp ý, xây dựng cho mô hình mới, thí điểm mô hình này."- Thứ trưởng nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tim-kiem-mo-hinh-giao-duc-dai-hoc-so-phu-hop-nhat-voi-viet-nam-post631648.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tim-kiem-mo-hinh-giao-duc-dai-hoc-so-phu-hop-nhat-voi-viet-nam-post631648.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm kiếm mô hình giáo dục đại học số phù hợp nhất với Việt Nam