Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, các lĩnh vực dự thi bao gồm: 1. Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; 2. Nông, lâm, ngư nghiệp; 3. Giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; 4. Y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; 5. Kinh doanh tạo tác động xã hội;
Cuộc thi gồm 3 vòng thi: Vòng cơ sở; Vòng Bán kết; Vòng thi chung kết.
Vòng cơ sở: Các cơ sở đào tạo tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án. Mỗi cơ sở đào tạo lựa chọn tối đa 05 dự án. Các Sở GD&DT tổ chức thi hoặc thành lập Hội đồng xét chọn dự án. Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lựa chọn tối đa 05 dự án (mỗi lĩnh vực tối đa 01 dự án). Thời gian nộp hồ sơ dự án về Bộ GD&ĐT: Từ ngày 15/01/2023 đến 12h00 ngày 05/02/2023.
Vòng Bán kết: Bộ GD&ĐT thành lập Ban Giám khảo chấm và lựa chọn tối đa 50 dự án của sinh viên (mỗi lĩnh vực không quá 10 dự án); tối đa 30 dự án của học sinh THCS, THPT (mỗi lĩnh vực không quá 6 dự án). Các dự án sau khi được lựa chọn sẽ tham gia Vòng Đào tạo để tham dự Vòng Chung kết.
Vòng thi chung kết: Thời gian tổ chức vào cuối tháng 03/2023. Các đội vượt qua Vòng Đào tạo, tham dự Vòng chung kết sẽ tham gia trưng bày các sản phẩm, ý tưởng, dự án khởi nghiệp của đội tại các gian hàng theo các chủ đề được Ban Tổ chức bố trí tại Ngày Hội khởi nghiệp quốc gia lần thứ V.