Sau khi sáp nhập, nhiều cơ sở đã hoạt động hiệu quả, đây là định hướng mà Bộ GD&ĐT ưu tiên, khuyến khích triển khai.
Hiện nay, hệ thống còn 23 trường CĐSP, trong đó có 3 trường CĐSP Trung ương thuộc quản lý trực tiếp của Bộ GD&ĐT, 20 trường trực thuộc UBND cấp tỉnh/thành phố. Bên cạnh phương án sắp xếp, tổ chức lại như nêu trên, Bộ GD&ĐT cũng đã có giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển sinh, đào tạo GV hệ cao đẳng và tạo điều kiện để các trường CĐSP phát triển.
Để tận dụng nguồn lực về cơ sở vật chất và đội ngũ GV, các trường CĐSP có thể kiến nghị và đề xuất với địa phương cho phép thành lập trường phổ thông các cấp để thực hiện nhiệm vụ với địa phương, hỗ trợ địa phương trong phát triển giáo dục.
Thực tế đã có một số trường CĐSP được nâng cấp thành trường ĐH nhưng hoạt động kém hiệu quả nên phải đề xuất sáp nhập vào cơ sở GDĐH khác, hoặc tỷ lệ tuyển sinh và nhập học sư phạm thấp. Bộ GD&ĐT cho rằng, việc nâng cấp các trường CĐSP địa phương thành trường ĐH đa ngành ở địa phương phải căn cứ vào tình hình cụ thể từng nơi và không phải là giải pháp khả thi cho mọi trường hợp trong bối cảnh phát triển của GDĐH.
Không những việc thành lập trường ĐH, mà việc duy trì hoạt động và để phát triển tốt cần đầu tư nguồn lực rất lớn, trong khi chúng ta đang cần quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở GDĐH theo hướng giảm bớt số lượng để tăng chất lượng và hiệu quả, loại bỏ những cơ sở hoạt động kém hiệu quả theo đúng tinh thần của Nghị Quyết số 19-NQ/TW; đồng thời hướng tới đạt được mục đích chính của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với GV các cấp học nêu trên.