Tòa bất ngờ tạm dừng xét xử anh em đại gia 'lan đột biến'

Theo Hoàng An | 14/10/2023, 09:22
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Do phần tranh luận, một số luật sư cho rằng quá trình tạm giữ, điều tra và giám định có sai phạm, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa triệu tập thêm một số người tham gia tố tụng khác.

Bất ngờ dừng phiên tòa

Ngày 14/10, được biết, TAND tỉnh Thái Nguyên vừa quyết định tạm dừng phiên xét xử sơ thẩm với 33 bị cáo trong vụ khai thác trái phép hơn 3 triệu tấn than tại Mỏ than Minh Tiến, huyện Đại Từ.

Nguyên nhân do phần tranh luận, một số luật sư cho rằng quá trình tạm giữ, điều tra và giám định có sai phạm tố tụng, ảnh hưởng đến bản chất của vụ án. Theo đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư, HĐXX xét thấy cần quay lại phần xét hỏi, đồng thời triệu tập thêm người tham gia tố tụng khác để làm rõ bản chất vụ việc.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa, chưa ấn định ngày mở lại.

Tòa bất ngờ tạm dừng xét xử anh em đại gia 'lan đột biến' - Ảnh 1.

Các bị cáo tại phiên tòa.

Trước đó, khi nêu quan điểm luận tội, Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Châu Thị Mỹ Linh (Tổng giám đốc Công ty Yên Phước) tổng mức án từ 21 - 23 năm tù về hai tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” và “Mua bán trái phép vật liệu nổ”.

Hai anh em "song sinh" Bùi Hữu Thanh và Bùi Hữu Thanh (cổ đông Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương) 48 - 72 tháng tù về hai tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” và “Mua bán trái phép hóa đơn”.

30 bị cáo còn lại, trong đó có cả cựu lãnh đạo Sở ban ngành tỉnh Thái Nguyên bị đề nghị từ 19 tháng nhưng cho hưởng án treo đến 5 năm tù giam.

Về dân sự, buộc các bị cáo nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính từ việc khai thác than trái phép. Trong đó, anh em Thanh, Giang và nhân viên Công ty Đông Bắc Hải Dương phải nộp hơn 213 tỷ đồng.... Bị cáo Châu Thị Mỹ Linh hơn151 tỷ đồng.

Ngoài ra, hơn 124 tỷ đồng do các tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp cùng 61 bất động sản, 6 ô tô của các bị cáo tiếp tục bị kê biên, phong tỏa. Hơn 1,6 triệu tấn than thu giữ tại các bãi than có sai phạm liên quan vụ án đang bị tịch thu.

Hồ sơ vụ án thể hiện, lợi dụng việc Công ty cổ phần Yên Phước được cấp phép khai thác khoáng sản tại Mỏ than Minh Tiến (huyện Đại Từ), Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương do hai anh em song sinh Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang góp vốn, đã cấu kết với Linh, đưa công nhân, máy móc vào khai thác trái phép than, khoáng sản, với công suất vượt nhiều lần trữ lượng được cấp phép.

Cụ thể, từ tháng 6/2018 - 8/2021, các bị cáo đã khai thác tổng khối lượng hơn 3,1 triệu tấn than và khoáng sản đi kèm, trong khi sản lượng được cấp phép chỉ hơn 136 nghìn tấn (trữ lượng khai thác gấp 47 lần).

Hành vi khai thác trái phép giúp Châu Thị Mỹ Linh thu lợi bất chính 151,7 tỷ đồng; trong khi đó, nhóm Đông Bắc Hải Dương được hưởng lợi hơn 213,5 tỷ đồng.

Tòa bất ngờ tạm dừng xét xử anh em đại gia 'lan đột biến' - Ảnh 2.

Bị cáo Châu Thị Mỹ Linh, Bùi Hữu Thanh, Bùi Hữu Giang.

Sai phạm có sự buông lỏng quản lý của sở ngành ở Thái Nguyên

Theo đánh giá của Viện kiểm sát, hai bị cáo Bùi Hữu Thanh cùng Bùi Hữu Giang là cổ đông góp vốn, là người trực tiếp chỉ đạo chung các hoạt động của Công ty Đông Bắc Hải Dương; là người thỏa thuận với Châu Thị Mỹ Linh và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động khai thác than trái phép, do đó Thanh, Giang phải chịu trách nhiệm với vai trò chủ mưu.

Để hợp thức số than lậu đã khai thác được, mang đi tiêu thụ, Thanh và Giang đã chỉ đạo kế toán mua 475 hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng giá trị gồm cả thuế là trên 1.600 tỷ đồng. Nguồn tiền để trả cho việc mua hóa đơn chủ yếu lấy từ tiền bán than lậu.

Để xảy ra các sai phạm trên trong thời gian dài với số lượng rất lớn, Viện kiểm sát cho rằng có trách nhiệm của các cá nhân tại Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên trong thẩm định, cấp phép, thanh tra. Việc mua bán trái phép vật liệu nổ phục vụ khai thác than có trách nhiệm của cán bộ Sở Công Thương Thái Nguyên.

Nội dung cáo trạng cho thấy, cựu Phó giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Thế Giang chỉ căn cứ báo cáo của Công ty Yên Phước để đưa vào kết luận thanh tra mà không chỉ đạo đoàn đo đạc, giám định sản lượng thực tế. Hơn nữa, khi kiểm tra còn phát hiện nhiều sai phạm về khai thác nhưng ông Giang không cho vào kết luận.

Cựu Phó giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Thanh Tuấn (sau này là Giám đốc) bị cáo buộc dù được báo cáo Yên Phước không chấp hành quy định về sản lượng khai thác thực tế nhưng không chỉ đạo thanh tra, kiểm tra. Từ đó, ông không kịp thời ngăn chặn hành vi khai thác than vượt sản lượng cho phép của Yên Phước.

Cựu giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Ngô Quyết và hai cấp dưới bị cáo buộc đã cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ cho Công ty Yên Phước vượt quá gần 10 tấn một năm. Ông Quyết khai năm 2020 còn nhận 100 triệu đồng của Linh để tổ chức giải bóng bàn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tòa bất ngờ tạm dừng xét xử anh em đại gia 'lan đột biến'