Tỏa sáng từ nghiên cứu khoa học

10/01/2024, 07:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những sinh viên được vinh danh đảm bảo kết quả học tập mà vẫn có thể tham gia hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học… 

Là sinh viên ngành du lịch nên Thu Uyên nhận thấy từ đề tài nghiên cứu này có thể giúp chuyển đổi phương thức quảng bá ngành khách sạn với việc sử dụng TikToker như công cụ để thu hút khách hàng mục tiêu.

“Đề tài ít nhiều góp thêm vào hệ thống lý luận về tài sản thương hiệu; giúp người nổi tiếng trực tuyến và doanh nghiệp quản lý tìm ra con đường gia tăng tài sản thương hiệu thông qua mối quan hệ phân cấp giữa nhân tố tiền đề và tài sản thương hiệu người nổi tiếng trực tuyến”, Thu Uyên cho biết. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp các nhà quản trị khách sạn có cái nhìn khái quát hơn về tài sản thương hiệu người nổi tiếng, nhận biết, chọn người phù hợp để quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng mục tiêu.

Mô hình thiết kế “Trung tâm xử lý rác thải và tái chế, sáng tạo sản phẩm từ rác thải tại Đà Nẵng” của Phan Thị Bích Thảo. Ảnh: NVCC
Mô hình thiết kế “Trung tâm xử lý rác thải và tái chế, sáng tạo sản phẩm từ rác thải tại Đà Nẵng” của Phan Thị Bích Thảo. Ảnh: NVCC

Chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học, Thu Uyên cho biết: “Với các bạn mới bắt đầu nghiên cứu khoa học, nên thực hiện đề tài theo nhóm. Việc chọn thành viên nhóm thật sự quan trọng vì là nhân tố quyết định có theo đuổi đề tài đến cùng hay không. Làm việc theo nhóm giúp các bạn phân bổ nguồn lực dễ dàng hơn và trở thành động lực của nhau. Việc chọn tên đề tài cũng quan trọng để định hình bạn làm gì, có khả thi, phù hợp không”.

Ngoài ra, đồ án thiết kế “Trung tâm xử lý rác thải và tái chế, sáng tạo sản phẩm từ rác thải tại Đà Nẵng” của Phan Thị Bích Thảo – sinh viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã xuất sắc vượt qua hơn 100 bài dự thi, đoạt giải Nhất cuộc thi Kiến trúc xanh sinh viên Việt Nam 2023. Theo đó, trung tâm xử lý rác có hệ thống khép kín, giải quyết vấn đề mùi hôi, lượng rác qua các giai đoạn được tái sử dụng 100% thành sản phẩm hữu ích, không phát sinh rác, đất chôn lấp.

Sinh ra và lớn lên gần khu vực bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), Bích Thảo thấu hiểu những ảnh hưởng của khu tập trung rác thải tới đời sống người dân xung quanh. Đây là động lực giúp Thảo lên ý tưởng hoàn thành đồ án xây dựng nhà máy xử lý rác, với mục đích giải quyết vấn đề môi trường.

Thảo dành nhiều thời gian đi thực tế tại bãi rác Khánh Sơn để nghiên cứu các giải pháp tối ưu nhất, có thể vừa chống ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải sinh hoạt. “Em muốn ứng dụng kiến thức đã học trong 4 năm đại học để đưa ra các giải pháp nhằm khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết vấn đề quá tải của bãi rác Khánh Sơn”, Bích Thảo nói.

Đồ án của Phan Thị Bích Thảo chú trọng tận dụng các thành phẩm từ rác để bán ra thị trường, mang về lợi nhuận cho nhà máy. Theo đó, Trung tâm xử lý và tái chế rác thải gồm 2 phân khu: Khu nhà máy và trước nhà máy tổ chức các hoạt động liên quan. Quá trình phân loại, rác thải nguy hại được loại bỏ khỏi dây chuyền và đưa về bãi tập kết tạm thời để tiến hành xử lý.

Rác thải còn lại chia thành 3 loại: Rác thải hữu cơ, vô cơ, nhựa và trơ. Rác thải trơ và vô cơ được đưa vào dây chuyền đốt cho ra sản phẩm cao xỉ, đem đi đóng rắn để tái chế thành gạch nung, gạch lát vỉa hè. Rác thải nhựa đưa đi tái chế cho ra thành phẩm hạt vi nhựa, từ đó làm ra các sản phẩm từ nhựa tái chế. Rác thải hữu cơ sẽ xử lý sơ chế và tinh chế thành phân bón phục vụ nông nghiệp.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/toa-sang-tu-nghien-cuu-khoa-hoc-post667724.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/toa-sang-tu-nghien-cuu-khoa-hoc-post667724.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỏa sáng từ nghiên cứu khoa học