Trải nghiệm của hai học giả Việt tại “miền đất hứa” New Zealand

Tùng Bách | 19/11/2021, 15:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Đều là giảng viên Đại học ở New Zealand, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy Minh (Đại học Otago) và Tiến sĩ Bùi Thị Bích Thủy (Đại học Lincoln) chia sẻ về những trải nghiệm phong phú khi theo học Tiến sĩ tại đất nước này.

Tình yêu lớn với New Zealand

Khi còn học Thạc sĩ Giáo dục ở Queensland (Úc), chị Thủy Minh tình cờ biết đến một Giáo sư nổi tiếng New Zealand trong những lần tham khảo tài liệu. Mong muốn được làm luận văn Tiến sĩ với một Giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực, chị nộp đơn vào Đại học Aukland và được chính phủ New Zealand cấp học bổng toàn phần.

Sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, chị công tác tại Học viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore. Nhưng tình yêu với New Zealand đã mang chị trở lại với đất nước này sau 12 năm xa cách.

Trong khi đó, việc học Tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học Ứng dụng tại New Zealand với chị Bích Thủy lại hoàn toàn nhờ cơ duyên. Chị học Thạc sĩ theo chương trình liên kếtgiữa Đại học VictoriaWellingtonvà tổ chức SEAMEO RELC tại Singapore, rồi quyết định liên thông bậc Tiến sĩ ở New Zealand dù chưa tìm hiểu nhiều về nền giáo dục nơi đây. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ, những trải nghiệm tốt đẹp đã thôi thúc chị tiếp tục theo đuổi sự nghiệp giảng dạy ở xứ Kiwi.

Hai xuất phát điểm khác nhau, hai con đường khác nhau, song họ đều cùng hướng về New Zealand ở đích đến.

image001.png

Chị Thủy Minh (trái) và chị Bích Thủy (phải) có hai xuất phát điểm khác nhau, nhưng hai chị đều chọn New Zealand là đích đến.

Miền đất hứa” của học thuật Ngôn ngữ và Giáo dục

Chia sẻ về lĩnh vực Giảng dạy và Ứng dụng Ngôn ngữ tại New Zealand, chị Thủy Minh cho rằng lợi thế lớn nhất của việc theo đuổi ngành này ở New Zealand là bởi nó rất phát triển và được đầu tư: “Các trường Đại học ở New Zealand đều có các Giáo sư đầu ngành trong ngành này. Các khoa thường mời những Giáo sư đầu ngành ở các trường Đại học trong và ngoài nước đến giảng bài.”

Ngoài ra, sự linh hoạt của nền giáo dục New Zealand tạo điều kiện để nghiên cứu sinhrèn luyện những kỹ năng mềm bên cạnh kiến thức chuyên ngành. Nghiên cứu sinh ở New Zealand không nhất thiết phải đăng ký học các khoá chuyên ngành (coursework) như ở một số nước khác.

Thường là dưới sự hướng dẫn của Giáo sư hướng dẫn, nghiên cứu sinh tự đọc tài liệu để xây dựng đề cương nghiên cứu, sau khi được hội đồng Khoa thông qua đề cương thì bắt tay vào thực hiện và cuối cùng là viết luận án. Theo chị Minh, “quá trình này giúp tôi luyện không chỉ tính độc lập, kỹ năng phân tích, phản biện, giải quyết vấn đề, mà còn kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp.”

image002.jpg

Quá trình học Tiến sĩ tại New Zealand giúp chị Minh rèn luyện những kỹ năng quan trọng bên cạnh kiến thức chuyên ngành.

Một lợi thế nữa khi theo học tiến sĩ tại New Zealand, từ góc nhìn của chị Bích Thủy, một người đã trải qua kha khá môi trường học tập khác nhau, chị vẫn ấn tượng khi nhận được những “biệt đãi” trong thời gian làm nghiên cứu sinh tại New Zealand.

“Các nghiên cứu sinh đều được phân không gian làm việc riêng. Tài liệu nghiên cứu trong thư viện cũng vô cùng phong phú và luôn được cập nhật mới nhất. Nếu không tìm được tài liệu nào, mình có thể đề nghị các cán bộ thư viện hỗ trợ mượn từ thư viện khác hoặc đặt mua tài liệu đó. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn luôn được quan tâm và chăm sóc về sức khỏe tinh thần thông qua các buổi định hướng, hoạt động ngoài giờ, và sự ân cần của các Giáo sư hướng dẫn”, chị Bích Thủy nói.

Hái “quả ngọt” nơi “miền đất hứa”

Từng giữ cương vị là Phó giáo sư có biên chế và Phó chủ nhiệm Khoa phụ trách nghiên cứutại Học viện Giáo dục Quốc gia, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, chị Thủy Minh vẫn muốn bắt đầu sự nghiệp lại một lần nữa tại vùng đất New Zealand: “Nền giáo dục của New Zealand rất tiên tiến và nhân văn, cuộc sống lại hài hòa và cân bằng. Mình muốn sau này con mình cũng được lớn lên và được đi học trong môi trường này”.

Vậy là, ngay khi Đại học Otago, trường đại học lâu đời nhất ở New Zealand với hơn 150 năm tuổi, thông báo tuyển dụng, chị đã đăng kí và được nhận làmGiảng viên khoa Văn học Anh và Ngôn ngữ của trường. Ngoài công việc trên giảng đường, chị còn thường xuyên xuất bản nghiên cứu và tham gia duyệt bài, biên tập cho các tạp chí chuyên ngành.

Còn với chị Bích Thủy, một người yêu thích lĩnh vực Giáo dục, chị cảm nhận được New Zealand là nơi cho chị không gian để sáng tạo, nâng cao chuyên môn, đồng thời có cuộc sốngkhá cân bằng và ít áp lực về tinh thần .

image003.jpg

Công việc giảng dạy mang lại cho chị Thủy (áo trắng, hàng thứ 2, thứ 4 từ bên trái) nhiều cơ hội nâng cao chuyên môn và niềm vui khi giúp đỡ sinh viên tiến bộ trong học tập.

Triết lí giáo dục cởi mở của đất nước này cho phép chị áp dụng những gì đã và đang nghiên cứu để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng học sinh qua các năm, thay vì bám sát vào khung chương trình chuẩn.

“Nghề giáo mang lại rất nhiều niềm vui. Khi nhìn thấy các sinh viên của mình tiến bộ trong tư duy và phương pháp học tập, mình càng được truyền cảm hứng để theo đuổi ngành nghề này trong môi trường đại học.” - chị Thủy nói.

Chị Thủy cũng cho rằng, làm việc về ngành Ngôn ngữ tại một nước nói tiếng Anh như New Zealand cũng giúp chị đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về chuyên ngành mình đang theo đuổi.

Bài liên quan
ĐH New Zealand đẩy mạnh hợp tác giáo dục tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) và các trường New Zealand không ngừng tăng cường tham gia vào các diễn đàn giáo dục tại Việt Nam và khu vực nhằm chia sẻ các sáng kiến, thực hành trong giáo dục.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trải nghiệm của hai học giả Việt tại “miền đất hứa” New Zealand