'Tranh thủ xuất khẩu gạo nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia'

04/08/2023, 13:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, cần tranh thủ xuất khẩu gạo nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, do có độ trễ so với gạo Thái Lan, mức tăng giá của gạo Việt Nam diễn ra chậm. So với ngày 20/7, giá gạo Thái Lan tăng gần 60 USD/tấn trong khi giá gạo Việt Nam mới tăng có 25 USD/tấn. Đến ngày 1/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên mức 590 USD/tấn đối với chủng loại 5% và tiến gần hơn so với giá gạo Thái Lan.

Từ nay đến cuối năm, nếu thời tiết không diễn biến bất thường thì sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu hơn 15,1 triệu tấn, tương đương 7,5 triệu tấn gạo.

Về việc cân đối xuất khẩu gạo, ông Trần Duy Đông đánh giá, lượng gạo hàng hóa sản xuất phục vụ cho 5 tháng cuối năm còn khoảng 2,66 - 2,67 triệu tấn, chưa kể lượng thóc, gạo nhập khẩu hàng năm từ Campuchia và Ấn Độ về để phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn trong nước. Tuy nhiên, hiện nguồn gạo phẩm cấp thấp từ Ấn Độ không còn sau lệnh cấm nên khả năng phải bù đắp từ nguồn trong nước.

Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58% tỷ USD, tăng 18,7% về lượng.

Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, trị giá 2,58% tỷ USD, tăng 18,7% về lượng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt - khẳng định, sản lượng lúa gạo trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

Theo kế hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng từ đầu năm 2023, năm nay diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm nay đạt khoảng 1,7 triệu ha, cho sản lượng 43 triệu tấn.

Đến thời điểm này, thông qua kiểm tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, việc sinh trưởng phát triển của cây lúa khá thuận lợi, nếu không có phát sinh vấn đề đột xuất như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ... trên diện rộng. "Có thể nói năm 2023 chúng ta sẽ có một vụ mùa khá thắng lợi", ông Cường nói.

Theo ông Cường, giá cả thị trường nội địa trong thời gian qua biến động thất thường, có thời điểm tăng đột biến nên ảnh hưởng đến giá cạnh tranh xuất khẩu, một số doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp không thu mua đủ nguyên liệu dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Từ đó, các địa phương đề cần có các chính sách hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có xây dựng vùng nguyên liệu, có đầu tư kho chứa, nâng cấp, cải thiện dây chuyển máy móc sản xuất.

Trong đó, các địa phương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, mở rộng, tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của ngành lúa, gạo với thời hạn và lãi suất hợp lý; linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay; tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục cho vay để tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đồng thời, đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.

Đào Bích

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/tranh-thu-xuat-khau-gao-nhung-van-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-quoc-gia-ar810585.html
Copy Link
https://vtc.vn/tranh-thu-xuat-khau-gao-nhung-van-phai-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-quoc-gia-ar810585.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Tranh thủ xuất khẩu gạo nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia'