Trao giải nhất cho nhóm sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) - Ảnh: VGP/Minh Thi
Đánh giá về vai trò và ý nghĩa của giải thưởng, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN cho rằng, giải thưởng là một nỗ lực của các bên tạo không gian và nguồn lực để thanh niên phát huy các sáng kiến của mình và thực hiện các sáng kiến ấy, góp phần xây dựng một ASEAN thích ứng, hội nhập và phát triển bền vững.
Bạn Lương Tấn Nhật, đại diện cho nhóm các bạn sinh viên đạt giải 3 của Trường Đại học Công nghiệp TPHCMvới đề tài rất thiết thực và ý nghĩa là "Sản xuất các sản phẩm từ vỏ trấu phục vụ ngành du lịch xanh tại các vùng trồng lúa ở khu vực ASEAN" chia sẻ, sinh ra và lớn lên ở những địa phương chuyên sản xuất lúa gạo, các bạn đều nhận thấy sau khi thu hoạch xong lượng vỏ trấu được sự dụng thông qua hình thức đốt tự phát, việc này gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí phát sinh khói bụi.
Chính vì lí do đó nên nhóm đề xuất sáng kiến tái chế vỏ trấu thành những sản phẩm phục vụ cho du lịch từ đó nâng cao giá trị của vỏ trấu, tạo thêm công ăn việc làm phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Hiện tại nhóm đang thí điiểm tại xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tình Long An, mơ ước của các bạn là mô hình sẽ phát triển ra nhiều địa phương tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt với đề tài "Nâng cao năng lực xây dựng và phát triển mạng lưới hỗ trợ cho phụ nữ trong sản xuất và kinh doanh quy mô nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh chuyển đổi số" các bạn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) đã vinh dự nhận giải nhất vì ý nghĩa cũng như tính thực tiễn của đề tài, không chỉ đưa ra các giải pháp để nâng cao thu nhập cho phụ nữ vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn góp phần tuyên truyền việc thực hiện chính sách bình đẳng giới, nâng cao năng lực, tính tự chủ cho phụ nữ nông thôn.