Trung Quốc cấm xuất khẩu "công nghệ độc tôn": Ông lớn Mỹ 3 lần hỏi mua không được, Airbus hồ hởi mong hợp tác

An An | 01/08/2023, 19:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Sina (Trung Quốc), việc phát minh ra công nghệ in 3D kim loại tích hợp đúc, rèn và phay có ý nghĩa to lớn đối với ngành sản xuất của nước này.

Trước đây, để sản xuất một linh kiện phải trải qua một loạt quy trình rườm rà như đúc thép nóng chảy, tạo hình phôi, ram, hàn, gia công tinh... Hơn nữa, để hoàn thành những công đoạn này cần hàng loạt máy móc, thiết bị và nhân lực, chưa kể sự liên kết thông tin liên lạc giữa các quy trình.

Tuy nhiên, công nghệ in 3D kim loại tích hợp đúc, rèn và phay đã có thể giải quyết hàng loạt vấn đề này bằng một máy, giúp rút ngắn đáng kể thời gian chế tạo.

Thông thường với công nghệ truyền thống, quá trình sản xuất kéo dài ít nhất một tuần thì nay các nhà sản xuất Trung Quốc chỉ mất khoảng ba ngày với công nghệ mới.

Công nghệ tiên tiến này không chỉ rút ngắn 40%-70% chu kỳ sản xuất mà còn giảm đáng kể chi phí sản xuất, giảm tác động đến môi trường.

Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ độc tôn: Ông lớn Mỹ 3 lần hỏi mua không được, Airbus hồ hởi mong hợp tác - Ảnh 3.

Giáo sư Trương Hải Âu là "cha đẻ" công nghệ in 3D kim loại tích hợp đúc rèn phay của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Trung Quốc cấm xuất khẩu

Việc phát minh ra công nghệ in 3D kim loại tích hợp đúc, rèn và phay có ý nghĩa to lớn đối với ngành sản xuất của Trung Quốc.

Thông qua việc áp dụng công nghệ mới, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sản xuất linh kiện chất lượng cao ngay trong nước một cách nhanh chóng và hiệu quả, tránh được sự không chắc chắn và rủi ro về chi phí do nhập khẩu trước đây có thể gây ra.

Phương pháp này cũng có thể kết hợp phát triển sản phẩm thiết kế và sản xuất, giúp rút ngắn đáng kể thời gian trao đổi liên lạc giữa thượng nguồn và hạ nguồn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Nó cũng giải quyết một số nút thắt mà Trung Quốc đang gặp phải trong lĩnh vực sản xuất truyền thống, đặc biệt là trong sản xuất động cơ hàng không: Sản xuất các linh kiện kim loại có hình dạng phức tạp và độ chính xác cao một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với việc nội địa hóa sản xuất sẽ không chỉ giảm chi tiêu ngoại hối mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế bởi vì khi một ngành hoặc doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến để đổi mới độc lập, lợi thế này sẽ giúp họ có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình nâng cấp tổng thể ngành sản xuất Trung Quốc, cải thiện khả năng cạnh tranh cốt lõi và thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu "Made in China 2025".

Theo Sina, vì công nghệ này rất quan trọng đối với an ninh chiến lược quốc gia và sự phát triển của các ngành sản xuất cơ bản nên công nghệ in 3D kim loại tích hợp đúc, rèn và phay đã được đưa vào "Danh mục công nghệ bị cấm và hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc" từ năm 2020.

Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) từng tiết lộ, General Motors (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) đã từng nhiều lần thảo luận với Trung Quốc về kế hoạch hợp tác kỹ thuật liên quan.

Phía Mỹ ít nhất 3 lần hỏi mua nhưng bị từ chối. Trong khi đó, Giám đốc vận hành của Airbus tại Trung Quốc thì bày tỏ sự hợp tác với đội ngũ của Giáo sư Trương Hải Âu sẽ thúc đẩy tạo ra những bước đột phá lớn hơn trong công nghệ sản xuất và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất máy bay thương mại.

Theo Nhịp Sống Thị Trường
https://markettimes.vn/trung-quoc-cam-xuat-khau-cong-nghe-doc-ton-ong-lon-my-3-lan-hoi-mua-khong-duoc-airbus-ho-hoi-mong-hop-tac-35715.html
Copy Link
https://markettimes.vn/trung-quoc-cam-xuat-khau-cong-nghe-doc-ton-ong-lon-my-3-lan-hoi-mua-khong-duoc-airbus-ho-hoi-mong-hop-tac-35715.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc cấm xuất khẩu "công nghệ độc tôn": Ông lớn Mỹ 3 lần hỏi mua không được, Airbus hồ hởi mong hợp tác