Trung Quốc không đối thủ ở 1 lĩnh vực: Quốc vụ viện "bật đèn xanh", Âu-Mỹ bị bỏ xa phía sau

An An | 01/09/2023, 13:59
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đây là lần đầu tiên trong năm nay chính phủ Trung Quốc "bật đèn xanh" cho các dự án điện hạt nhân mới.

" Họ đã xây dựng một ngành công nghiệp dưới sự hỗ trợ của nhà nước hỗ trợ, cho phép xây dựng nhiều tổ máy hạt nhân với chi phí thấp hơn ", ông Luongo nói.

Trung Quốc không đối thủ ở 1 lĩnh vực: Quốc vụ viện bật đèn xanh, Âu-Mỹ bị bỏ xa phía sau - Ảnh 2.

Lò phản ứng hạt nhân tiên tiến của Mỹ. Ảnh: Getty

Mỹ đặt tương lai vào công nghệ hạt nhân tiên tiến

Mỹ và châu Âu đã dần dần bắt đầu xây dựng lại lĩnh vực năng lượng hạt nhân với thành công ở mức trung bình.

" Các quốc gia này chỉ khởi động lại việc xây dựng nhà máy hạt nhân cách đây 10 đến 15 năm. Chuỗi cung ứng và lực lượng lao động chuyên môn hầu như đã biến mất, dẫn đến tình trạng vượt chi phí nghiêm trọng và chậm trễ tiến độ ", chuyên gia Biongiorno nói.

Tuy vậy, Mỹ đang có những động thái nhằm giành lại hào quang trước đây.

Chính phủ Mỹ đang cung cấp các khoản trợ cấp để duy trì hoạt động của một số nhà máy hạt nhân hiện có và bán một số lò phản ứng hạt nhân lớn cho Đông Âu. Tuy nhiên quốc gia này đang đặt nhiều tham vọng vào việc mở rộng thị trường vào công nghệ hạt nhân tiên tiến.

" Nếu các công nghệ mới đang được phát triển ở đây – bắt đầu từ các lò phản ứng mô-đun nhỏ và lò phản ứng vi mô – thành công về mặt kỹ thuật và thương mại, thì Mỹ có thể bắt kịp, nhưng điều đó vẫn chưa chắc chắn ", Biongiorno nhận định.

Nhà Trắng đang đổ hàng tỷ USD vào việc phát triển những lò hạt nhân loại này.

Ngoài việc nhỏ hơn và rẻ hơn để xây dựng, các lò phản ứng mô-đun nhỏ rất phù hợp để cung cấp nhiệt cho các quy trình công nghiệp.

Một phần trong nỗ lực tái khởi động ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ cũng là mong muốn trở thành nước xuất khẩu công nghệ lò phản ứng hạt nhân.

" Mỹ nhận thấy mình đang ở thế bất lợi trong lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân và đang cố gắng tái định vị mình để trở thành đối thủ lớn trong 15 năm tới ", chuyên gia Luongo dự đoán, hoạt động xuất khẩu hạt nhân của Mỹ sẽ bao gồm các lò phản ứng hạt nhân lớn, giống như những lò được bán cho Đông Âu, nhưng "một phần quan trọng của chiến lược này là các lò phản ứng mô-đun nhỏ và tiên tiến".

Ở đây, một lần nữa, Mỹ lại đối đầu Trung Quốc.

" Trung Quốc có lý khi coi năng lượng hạt nhân là một ngành công nghiệp chiến lược. Họ biết rằng xuất khẩu năng lượng hạt nhân giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nước đối tác. Do đó, họ đã đầu tư rất nhiều vào năng lực năng lượng hạt nhân trong nước và hiện đang tìm cách xuất khẩu các thiết kế lò phản ứng của mình sang các nước khác ", ông Kotek bình luận.

Nhưng để giành được lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hạt nhân Mỹ cần có hiện vật sẵn trên mặt đất.

" Mỹ được công nhận rộng rãi là nhà cung cấp công nghệ năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới nhưng chỉ có những thiết kế ưu việt trên giấy là chưa đủ bởi hầu hết các quốc gia khác đều muốn thấy công nghệ đó được xây dựng thực tế trên mặt đất trước khi họ xem xét xây dựng ở nước họ ", ông nói thêm.

" Tôi tin rằng Mỹ và các đồng minh năng lượng hạt nhân thân cận đang bắt đầu một cuộc cạnh tranh khốc liệt để giành vị trí thống trị trên thị trường xuất khẩu năng lượng hạt nhân toàn cầu ".

Khi nhu cầu về năng lượng sạch tiếp tục gia tăng, sự cạnh tranh giành vị trí dẫn đầu trong ngành hạt nhân quốc tế sẽ trở nên gay gắt hơn.

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/trung-quoc-khong-doi-thu-o-1-linh-vuc-quoc-vu-vien-bat-den-xanh-au-my-bi-bo-xa-phia-sau-39252.html
Copy Link
https://markettimes.vn/trung-quoc-khong-doi-thu-o-1-linh-vuc-quoc-vu-vien-bat-den-xanh-au-my-bi-bo-xa-phia-sau-39252.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc không đối thủ ở 1 lĩnh vực: Quốc vụ viện "bật đèn xanh", Âu-Mỹ bị bỏ xa phía sau