Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Nga ở Trung Á?

KÔNG ANH | 01/06/2023, 08:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trung Quốc thúc đẩy quan hệ hợp tác, gia tăng ảnh hưởng đối với khu vực Trung Á trong bối cảnh Nga đang dồn sức cho xung đột ở Ukraine.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh coi việc thúc đẩy thịnh vượng kinh tế ở Trung Á là chìa khóa để ngăn nguy cơ bạo lực và bất ổn ở khu vực Tân Cương. Trong tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh ở Tây An, các lãnh đạo Trung Á đđảm bảo sẽ không can thiệp vào chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Hong Kong, Đài Loan hoặc Tân Cương.

Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Nga ở Trung Á? - Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo các nước Trung Á dự hội nghị ở Kazakhstan hồi tháng 10/2022. (Ảnh: AP)

Trung Quốc sẽ thay thế vai trò Nga?

Từ lâu, Tổng thống Nga Vladimir Putin coi Trung Á là “khu vực ổn định nhất ” của Nga. Quan điểm của ông Putin về Trung Á là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của Nga không phải là không chính đáng. Trong hơn 20 năm cầm quyền của ông, quan hệ của Nga hầu như không thay đổi với cả 5 quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Giới phân tích cho rằng, dù các nước Trung Á đang tìm kiếm một đối tác an ninh đáng tin cậy khi không nhận được sự đảm bảo từ Nga như trước đây, nhưng họ không tìm kiếm một đối tác chống lại Moskva. Chính quyền các nước trong khu vực muốn đảm bảo an ninh đối phó lại những cuộc nổi loạn trong nước, không phải tập hợp lực lượng, đối đầu cường quốc khác.

Nga đã từng đóng vai "người đảm bảo" cho sự ổn định trong nước ở khu vực. Tháng 1 năm ngoái, Moskva gửi hàng nghìn quân đến Kazakhstan để giúp dập tắt cuộc nổi dậy chống chính phủ ở nước này. Mối quan hệ hậu Xô Viết được xem là lợi thế để Nga vượt Trung Quốc trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Trung Á, song xung đột ở Ukraine đã thay đổi những tính toán đó.

Hội nghị thượng đỉnh cho thấy cách 5 quốc gia Trung Á - theo truyền thống chịu ảnh hưởng của Nga với tư cách là các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, đang xoay trục để liên kết nhiều hơn với Trung Quốc như một nguồn đầu tư và đảm bảo an ninh.

Năm nước Trung Á không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu lên án Nga tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 2. Tuy nhiên, quyết định phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine của Moskva cũng khiến các nước Trung Á lo lắng.

Là một phần của hội nghị thượng đỉnh, ông Tập Cận Bình đã tổ chức một loạt cuộc gặp trực tiếp với 5 lãnh đạo các nước Trung Á. Trong các cuộc họp tại hội nghị, lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh ủng hộ chủ quyền các quốc gia Trung Á.

Theo Shen Shiwei, nhà phân tích về quan hệ quốc tế cho rằng ở Trung Á, Trung Quốc và Nga không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau.

"Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực và Nga vẫn không thể thay thế về mặt an ninh và ổn định chiến lược. Trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Trung Quốc, Nga và các nước Trung Á đang hợp tác tích cực về vấn đề an ninh khu vực và chống khủng bố", Shen Shiwei nhấn mạnh.

Shen Shiwei cũng lưu ý rằng sự can dự của Bắc Kinh vào khu vực sẽ không tác động tiêu cực đến vị thế của Washington hay các nước châu Âu.

“Từ quan điểm của Trung Quốc, hợp tác Trung Quốc - Trung Á không ảnh hưởng đến sự hợp tác của các nước Trung Á với Nga, Mỹ và châu Âu. Tôi đã nghiên cứu các lý thuyết quan hệ quốc tế của phương Tây trong một thời gian khá dài và tôi thấy rằng lý thuyết trò chơi có tổng bằng không không phù hợp với tình hình thực tế ở Trung Á", Shen Shiwei cho hay.

“Nằm trên tuyến đường bộ quan trọng Á - Âu. Các nước Trung Á có sự hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, Nga, Mỹ và châu Âu", chuyên gia Shen Shiwei cho biết thêm.

Theo vị chuyên gia này, các quốc gia Trung Á không chọn bên song họ cũng muốn tranh thủ cơ hội để thúc đẩy hợp tác kinh tế với các cường quốc, tham gia mạnh mẽ vào các liên kết kinh tế quốc tế.

"Các quốc gia Trung Á phản đối áp lực chọn bên. Trung Quốc và các nước Trung Á có sự đồng thuận mạnh mẽ trong việc lên án nỗ lực của các thế lực bên ngoài nhằm kích động cách mạng màu ở Trung Á, kiên quyết phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác", chuyên gia Shen Shiwei cho hay.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Á nhằm cân bằng và duy trì các mối quan hệ riêng biệt với Trung Quốc, Nga và Mỹ có thể bị thử thách khi các bên tranh giành các nguồn tài nguyên quan trọng, trong đó cả nguồn khoáng sản đất hiếm ở khu vực.

"Trung Quốc cần nhiều tài nguyên khoáng sản hơn từ Trung Á và cần khu vực này để vận chuyển hàng hoá đến thị trường châu Âu", Artem Dankov, chuyên gia của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, Phó Giáo sư tại Đại học Tomsk, cho hay.

“Chúng ta cũng cần nhớ rằng Trung Á là một trong những thị trường quan trọng đối với các công ty Trung Quốc từ Tân Cương và các tỉnh miền Tây khác”, ông Artem Dankov nói thêm.

Theo VTC
https://vtc.vn/trung-quoc-se-thay-the-vai-tro-cua-nga-o-trung-a-ar785880.html
Copy Link
https://vtc.vn/trung-quoc-se-thay-the-vai-tro-cua-nga-o-trung-a-ar785880.html
Bài liên quan
Việt Nam tiễn các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia hoàn thành nhiệm vụ diễu binh về nước
Sáng ngày 1/5, Việt Nam đã tiễn các đoàn Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất nước đất nước hoàn thành nhiệm vụ về nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Nga ở Trung Á?