Nếu bạn để cậu bé 7 tuổi chửi bới, khi lên 9 tuổi sẽ ngày càng kiêu ngạo hơn. Sau này, 11 tuổi, 14 tuổi, 18 tuổi, cậu bé sẽ ngày càng trở nên bất cần và coi thường các quy tắc.
Vì vậy, cha mẹ cần phải đặt ra các nguyên tắc đạo đức bắt buộc trẻ phải tuân theo.
- Bỏ thói quen xấu
Bản chất của giáo dục là rèn luyện thói quen. Nếu trẻ có những thói quen xấu thì phải sửa ngay.
Ví dụ: Ích kỷ, lười biếng, thích chơi game, nghiện điện thoại di động, trì hoãn... đều là những thói quen xấu cần loại bỏ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Hãy loại bỏ những thói quen xấu càng sớm càng tốt để trẻ có thể phát triển những thói quen tốt.
Sau tuổi 12, cha mẹ cần dạy con như thế nào?
Sau khi con trai bước vào tuổi dậy thì, nhiều bà mẹ có trải nghiệm riêng, các phương pháp giáo dục trước đây không còn hiệu quả nữa. Trẻ giống như một “quả bom sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào”, cãi lời cha mẹ, la hét và thậm chí bỏ nhà đi.
Điều này là do ở giai đoạn này, cha mẹ không còn là “vị thần” quyền lực trong thế giới của con cái. Tất cả sự thất vọng, nổi loạn, cáu kỉnh của trẻ thực chất là để đánh bại cha mẹ và đấu tranh cho quyền tự chủ của chính mình.
Lúc này, nếu cha mẹ không thay đổi cách dạy dỗ mà vẫn muốn hơn thua với con trai thì thường sẽ thua cuộc. Đồng hành cùng các cậu bé tuổi vị thành niên, đối xử nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả hơn là đàn áp gay gắt.
- Đặt câu hỏi thay vì ra lệnh
Không ai thích bị ép buộc, đặc biệt là những cậu bé tuổi vị thành niên.Cha mẹ nên cho trẻ quyền lựa chọn và đưa ra ý kiến của mình với giọng điệu mang tính tư vấn.
Khi cảm thấy được tôn trọng, tự nhiên trẻ sẽ bớt nổi loạn và “xù lông nhím” với cha mẹ nữa.
- Bớt tỏ ra uy quyền
Cha mẹ bớt tỏ ra vẻ trịch thượng, lên giọng tỏ uy quyền mà thay vào đó là đồng cảm nhiều hơn. Chỉ bằng cách xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái dựa trên sự bình đẳng, trẻ mới sẵn sàng cởi mở, giao tiếp và gần gũi với cha mẹ hơn.
- Buông bỏ
Cha mẹ hãy tin tưởng con nhiều hơn, đừng trở thành người giám sát như kiểu “cha mẹ trực thăng”. Hãy để trẻ học cách tự chịu trách nhiệm như một cá nhân độc lập, có như vậy trẻ mới trưởng thành nhanh.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể kiểm soát con một cách chặt chẽ, điều này có thể tạo nền tảng tốt cho cuộc sống của con và giúp chúng hình thành thói quen ứng xử tốt.
Khi con cái lớn lên, cha mẹ học cách buông bỏ để con học cách chịu trách nhiệm về bản thân, trở thành một người có tư duy độc lập.
Kiểu giáo dục “thắt trước, nới lỏng sau” này có thể khiến con đường đời của trẻ ngày càng rộng mở hơn.