Chính sách tiền lương là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, ThS Lê Đình Quảng cho rằng, chính sách này có liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng triệu người lao động.
Thực hiện chính sách tiền lương đúng không chỉ trở thành động lực phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, mà còn thực hiện tốt hơn công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, phát triển thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Tham luận về cơ chế ba bên nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định; TS Nguyễn Duy Phúc - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quan hệ lao động Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) – nhấn mạnh, cơ chế ba bên là cơ chế phổ biến nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động vào việc xây dựng chính sách và giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội.
Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của của cơ chế ba bên, TS Nguyễn Duy Phúc cho rằng, một trong các giải pháp quan trọng là luật hóa vai trò của các thiết chế ba bên trong lĩnh vực quan hệ lao động, đảm bảo Ủy ban
Quan hệ lao động có vai trò chính thức trong các tiến trình xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật cũng như giải pháp đối với những vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến quan hệ lao động.
Hội thảo nhằm thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Là chủ thể đại diện người lao động trong quan hệ lao động, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã, đang khẳng định vị thế và vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và người lao động Việt Nam. Những kiến giải trong hội thảo là các giải pháp, gợi mở giúp cho tổ chức Công đoàn tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong vai trò chủ thể đại diện người lao động, góp phần thúc đẩy quan hệ lao động ở Việt Nam hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.