GS Tôn Thất Tùng
GS Hồ Đắc Di
Bác sĩ Tôn Thất Tùng
Câu trả lời đúng là đáp án B:
Sau Cách mạng Tháng Tám, trường được đổi tên thành Đại học Y Dược Việt Nam và cũng là trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giáo sư, bác sĩ Hồ Ðắc Di là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng của trường. Ngày 15/11/1945, GS Hồ Ðắc Di đã đọc diễn văn khai giảng trước sự chứng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng uy tín lớn của mình, ông đã tập hợp được những thầy thuốc có chuyên môn giỏi và luôn tâm huyết với nghề về giảng dạy. Nhiều thầy thuốc trẻ đã được đào tạo tại trường hoặc được tu nghiệp ở nước ngoài trở về nước, góp phần làm tăng dần đội ngũ giảng viên. Trong đó có các nhà khoa học lớn như GS Tôn Thất Tùng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, GS Ðặng Văn Ngữ, GS Ðỗ Xuân Hợp.
6
Đại học nào rộng nhất khu vực nội thành Hà Nội?
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đại học Xây dựng
Đại học Sư phạm Hà Nội
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập năm 1956. Diện tích thực tế của trường hiện nay là hơn 26 ha. Trong khi đó, theo trang thông tin điện tử phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, diện tích tự nhiên của phường này là 54 ha. Thống kê cơ sở vật chất năm học 2021-2022, diện tích sàn trên một sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội là 9,5 m2. Trường có hơn 400 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành; gần 300 phòng học cùng nhiều hội trường, nhà tập đa năng, thư viện, bể bơi, sân vận động.
7
Vị trí của trường này trước đây là công trình gì?
Ký túc xá sinh viên ba nước Đông Dương
Đại học Đông Dương
Thư viện Đông Dương
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đông Dương học xá được chọn làm địa điểm xây dựng Đại học Bách khoa Hà Nội. Cơ sở này nguyên là ký túc xá của sinh viên ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), được xây dựng từ năm 1938. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi này đổi tên thành Việt Nam học xá. Khi tái chiếm Hà Nội, thực dân Pháp biến Việt Nam học xá thành trại lính, trại giam và gọi là "Bốt Đông Dương học xá". Sau khi chính quyền cách mạng tiếp quản Thủ đô, bộ đội ta đã rà phá mìn, dỡ hết dây thép gai và bàn giao lại cho Bộ Giáo dục. Quy mô mặt bằng khi đó cũng chỉ được xác định đại thể là lấy khu nội trú Đông Dương học xá làm trung tâm rồi phát triển mở rộng ra vùng đất trống trong khu vực bao quanh bởi 4 đường Bạch Mai (phía Đông), Đại Cồ Việt (phía Bắc), Nam Bộ cũ - tức Giải phóng ngày nay (phía Tây) và Đại La (phía Nam).
8
Đại học lâu đời nhất của Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 theo sáng kiến của ai?
Thương nhân người Hoa
Thương nhân người Việt
Thương nhân người Pháp
Câu trả lời đúng là đáp án A:
Đại học Sài Gòn được xây dựng vào năm 1908 theo sáng kiến của một thương nhân người Hoa là ông Tạ Mã Điền (tục danh là Má Chín Dảnh), với tên gọi ban đầu là trường Trung học Pháp - Hoa (tên tiếng Pháp là Lycée Franco - Chinois), dành riêng cho con em Hoa kiều tại Việt Nam. Kiến trúc của Đại học Sài Gòn mang màu sắc cổ điển, pha trộn giữa văn hoá phương Tây và Trung hoa, nổi bật với kết cấu gỗ đối xứng, cửa sổ mái vòm đặc trưng cho phong cách Pháp. Ngoài trường Trung học Pháp - Hoa, Tạ Mã Điền còn thành lập trường Tiểu học Minh Dương ở khu Chợ Lớn. Với sự đóng góp về phát triển kinh tế ở Nam kỳ, năm 1932, ông được chính phủ Pháp ban thưởng Huân chương hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh.
Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"
Xem kết quả
Bạn hãy tiếp tục tìm hiểu về lịch sử dân tộc nhé!