Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục nhận thấy lệnh cấm không có hiệu quả. Đầu tiên, những học sinh trong các gia đình có điều kiện có thể sử dụng ChatGPT hoặc các chatbot tương tự tại nhà.
Ông Alberto M. Carvalho, Giám đốc Học khu Thống nhất Los Angeles, cho biết: “Học sinh có thiết bị thông minh và khả năng kết nối Internet tại nhà được hưởng lợi khi truy cập vào các thiết bị này. Chỉ những học sinh sử dụng thiết bị thông minh do học khu phân phát hoặc không có khả năng kết nối Internet mới bị hạn chế”.
Từ tháng 8, Học khu Thống nhất Los Angeles tại New York, hồi tháng 5, nhiều trường học đã chỉ trích quy định cấm ChatGPT và tuyên bố sẽ bỏ chặn công cụ này. Khi lệnh cấm được dỡ bỏ, giáo viên phải đối mặt với nhiều câu hỏi phức tạp như bài tập viết sẽ ra sao nếu học sinh có thể sử dụng ChatGPT để viết văn hay làm thế nào trường học, giáo viên và học sinh có thể sử dụng chatbot hiệu quả, sáng tạo?
Tuy nhiên, thay vì ngăn chặn, các chuyên gia thống nhất rằng học sinh cần học cách sử dụng chatbot để giải quyết bài tập và trau dồi kiến thức, tương tự như cách các em sử dụng công cụ tìm kiếm của Google.
ChatGPT ra mắt hồi tháng 11/2022 đã tạo nên làn sóng tranh cãi trên toàn cầu vì công cụ này được cho là giúp học sinh, sinh viên gian lận. Các nhà phê bình cảnh báo chatbot nói chung và ChatGPT nói riêng sẽ tác động tiêu cực đến giáo dục, khiến học sinh tiếp nhận các thông tin sai lệch và hành vi gian lận.
Theo ST