'Truyền lửa' tình yêu Lịch sử cho trò

Quốc Ngữ | 12/05/2022, 14:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tại Trường THPT Hà Huy Giáp (TP Cần Thơ), bên cạnh đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, nhà trường còn có nhiều giải pháp giúp trò yêu môn học.

Thầy, trò Trường THPT Hà Huy Giáp tham quan Khu di tích lịch sử thành lập Chi bộ An Nam cộng sản Đảng tại Cờ Đỏ (TP Cần Thơ).

Giáo viên là người truyền cảm hứng

Theo thầy Đào Xuân Thuyên, tại Trường THPT Hà Huy Giáp cũng như các đơn vị khác, học sinh cũng có một bộ phận còn lười học tập môn Lịch sử, học một cách đối phó, chưa nhận thức đầy đủ về môn học.

Để khắc phục tình trạng này, trong nhiều năm qua, nhà trường mà trực tiếp là Tổ bộ môn Lịch sử đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, lôi cuốn thu hút học sinh học tập.

Tạo hứng thú đối với học sinh trong học tập môn Lịch sử là một điều trăn trở lớn đối với mỗi giáo viên bộ môn. Với vai trò là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, thầy luôn quan niệm rằng người thầy phải thể hiện thái độ vui vẻ, cởi mở, gần gũi, thân thiện trong quá trình lên lớp.

Không được mang bầu không khí u ám để cộng hưởng với sự nặng nề của khối lượng kiến thức môn học, làm cho học sinh cảm thấy tiết học nặng nề. Người giáo viên phải là người truyền cảm hứng đối với học sinh khi tham gia học tập môn Lịch sử.

Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các hoạt động dạy học có tính sinh động như thảo luận, nhận xét, so sánh, kể chuyện, làm sản phẩm… Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan sinh động, giúp học sinh khám phá và lĩnh hội kiến thức tránh việc truyền thụ kiến thức một chiều, nặng nề. Tổ chức các hoạt động dã ngoại để tạo cảm hứng học tập.

Phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, ra đề phù hợp với thời lượng và nội dung bài học, không nặng về học thuộc lòng, không nên “đánh đố” học sinh. Thay thế việc học thuộc lòng bằng việc giúp các em hiểu về vấn đề lịch sử đó để rồi rút ra bài học cho bản thân. Đó là mục tiêu điều quan trọng mà môn Lịch sử cần đạt được.

Bên cạnh đó giáo viên nên tạo những cơ chế động viên, khuyến khích các em thông qua các hoạt động cộng điểm, điểm tích lũy... trong quá trình học tập, để các em có động lực, cảm hứng học tập môn học.

“Lịch sử trở thành môn tự chọn ở cấp THPT không có nghĩa là “khai tử” môn học này. Để môn Lịch sử “sống mãi” và phát triển thì những người tham gia về công tác giảng dạy môn Lịch sử mà trực tiếp là giáo viên phải đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp để xóa mờ đi ý nghĩ Lịch sử là môn học nặng nề, khô khan...”, thầy Đào Xuân Thuyên nhấn mạnh.

Trong dạy học Lịch sử, giáo viên “truyền lửa” cho học sinh là một vấn đề quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của môn học. Khi học sinh đã có cảm hứng với giáo viên, với môn học thì việc dạy học môn Lịch sử sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đây là một điều kiện tiên quyết để giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy môn Lịch sử. - Thầy Đào Xuân Thuyên
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/truyen-lua-tinh-yeu-lich-su-cho-tro-npDUDqlng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/truyen-lua-tinh-yeu-lich-su-cho-tro-npDUDqlng.html
Bài liên quan
Thầy giáo truyền đam mê môn Lịch sử cho học sinh
Mỗi tiết học môn Lịch sử đối với học sinh Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) là 45 phút được trải nghiệm, tìm hiểu, phân tích, đánh giá ý nghĩa của các cột mốc, sự kiện lịch sử của dân tộc, đất nước. Cảm hứng đó được thầy giáo Nguyễn Phúc Hậu truyền cho học sinh hơn 10 năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Truyền lửa' tình yêu Lịch sử cho trò