Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO, nhận định: “GenAI có thể là cơ hội to lớn, đóng góp cho sự phát triển của con người nhưng nó cũng có thể gây ra các tác hại, thành kiến. GenAI không thể được tích hợp vào giáo dục nếu không có sự hành động của người dân, cũng như các biện pháp bảo vệ và quy định cần thiết từ chính phủ”.
Theo chuyên gia này, hướng dẫn của UNESCO sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và giáo viên điều hướng tốt nhất tiềm năng của AI vì lợi ích hàng đầu của người học.
Bên cạnh hướng dẫn của UNESCO, một số quốc gia đã tích cực triển khai các chính sách, quy định về GenAI. Đơn cử, Trung Quốc đã xây dựng bộ quy tắc về GenAI, có hiệu lực từ 15/8. N
ước này nhấn mạnh các nội dung do AI tạo ra phải phù hợp với các giá trị cốt lõi của đất nước. Còn Liên minh châu Âu có thể thông qua Đạo luật AI vào cuối năm nay. Các quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa có các thảo luật về AI.
Một cuộc khảo sát toàn cầu mới đây của UNESCO tại hơn 450 trường phổ thông, đại học cho thấy chưa đến 10% xây dựng các chính sách, thể chế hoặc hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng các ứng dụng AI. Phần lớn là do chưa có quy định quốc gia.
Theo Reuters, UNESCO