Việc giao cho nhà đầu tư thực hiện theo hình thức PPP vẫn đảm bảo quyền của Bộ Tài chính trong việc tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành, cũng như đảm bảo công tác giám sát, thực hiện biện pháp xác thực để đảm bảo an toàn của Hệ thống.
Tác giả bên cạnh máy quay đời mới ở phòng quay ảo, ứng dụng công nghệ của Học viện. |
Hình thức đầu tư này cũng phù hợp với quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng tài sản về khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vốn, khoa học công nghệ để phát triển tài sản và hiện đại hóa công tác quản lý cung cấp dịch vụ công.
Từ những thách thức, khó khăn như vậy do đó cần thiết phải xác định các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài sản tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trong thời gian qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản tạiHọc viện Báo chí và tuyên truyền đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, sử dụng tài sản tại Học viện:
Một là, ứng dụng CNTT đóng vai trò quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về tài sản. Thông qua cơ sở dữ liệu, các cơ quan chức năng của Nhà nước, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đã nắm được tổng thể và chi tiết về chủng loại, số lượng, hiện trạng sử dụng của tài sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời.
Cơ sở dữ liệu là một kênh thông tin đắc lực giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý tài sản phù hợp, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế chính sách và thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hai là, ứng dụng CNTT góp phần công khai, minh bạch công tác quản lý, sử dụng tài sản. Trang thông tin về tài sản là phương tiện để công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản; các thông báo về đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá (bình quân khoảng 2.200 thông báo/năm) giúp cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách kịp thời, rộng rãi và liên tục về vấn đề mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản với hệ thống thông tin thống nhất từ cơ sở đến trung ương cho phép các cơ quan quản lý cấp trên bao quát tổng thể và chi tiết tài sản của các đơn vị cấp dưới, góp phần tích cực vào việc minh bạch thông tin khi ra các quyết định liên quan đến tài sản.
Việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến cho phép giải quyết các tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế chính sách và thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phù hợp với thực tiễn được nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho các tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử.
Ba là, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản cho phép quản lý, lưu trữ và cập nhật một cách kịp thời, từng bước đầy đủ thông tin về hiện trạng, biến động của tài sản.
Trước đây, để tổng hợp, phân tích dữ liệu về tài sản đều phải thông qua phương pháp thủ công theo quy trình cơ quan quản lý cấp trên đưa ra yêu cầu với các cơ quan quản lý cấp dưới đến đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản tổng hợp thông tin, báo cáo qua lần lượt các cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo cơ quan đưa ra yêu cầu.
Bốn là, CNTT góp phần tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan đến quản lý tài sản. Theo đó, nhằm phổ biến các chính sách, chế độ liên quan đến lĩnh vực quản lý tài sản, truyền tải các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính về công tác quản lý tài sản được đầy đủ, kịp thời; đồng thời, công khai, minh bạch thông tin trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản, năm 2011, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) đã xây dựng Trang thông tin điện tử về tài sản (http://taisancong.vn).
Trang thông tin điện tử về tài sản, với việc cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, thủ tục hành chính giúp các cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng tài sản tổ chức thực hiện đúng quy định và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hạn chế tối đa những sai sót trong quản lý, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản.
Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài sản công của Học viện Báo chí và tuyên truyền, trong đó, trọng tâm là việc xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản là một chính sách quan trọng thể hiện xuyên suốt từ Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 đến Luật Quản lý, sử dụng tài sản năm 2017.
Quá trình triển khai ứng dụng CNTT thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng thực tiễn triển khai công tác này cũng đặt ra vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hiện đại hóa công tác quản lý tài sản, đóng góp nhiều hơn nữa vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản. Theo đó, cần tập trung vào một số biện pháp quan trọng sau:
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các đơn vị, cán bộ, giảng viên và nhân viên liên quan về tầm quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tài sản; Chủ động hướng dẫn khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến đã xây dựng, phát huy hiệu quả các phần mềm này.
- Tăng cường triển khai các ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản, đáp ứng yêu cầu việc triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực tài chính - ngân sách theo Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ nhằm thích ứng, khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính đã xây dựng và vận hành 04 cơ sở dữ liệu về tài sản gồm: Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước (quản lý tài sản là đất nhà, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại, các loại tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản, tài sản dự án); cơ sở dữ liệu về tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; cơ sở dữ liệu về tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Xây dựng hệ thống giao dịch điện tử về tài sản để thực hiện các giao dịch về tài sản (như: bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản...), đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý, xử lý tài sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về việc báo cáo kê khai, đăng nhập dữ liệu, sử dụng dữ liệu về tài sản, gửi thông tin đấu giá, đấu thầu, niêm yết giá để đăng tải trên Trang thông tin về tài sản và thực hiện các giao dịch điện tử về tài sản.
- Tiếp tục dành nguồn lực ngân sách đáng kể cho việc hiện đại hóa CNTT phục vụ công tác quản lý tài sản.
- Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản: Tổ chức tốt các lớp tập huấn, đào tạo chuyên sâu, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản trị cơ sở dữ liệu, cán bộ trực tiếp nhập, duyệt, khai thác dữ liệu, tham gia vào việc cùng xây dựng và phát triển các ứng dụng CNTT trong quản lý, sử dụng tài sản; Có chế độ phù hợp, chính sách ưu đãi tốt nhằm tạo sự gắn bó, nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương, qua đó, hình thành một đội ngũ chuyên nghiệp và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2017), Luật Quản lý sử dụng tài sản;
2. La Văn Thịnh, Nguyễn Tân Thịnh (2019), Triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Một năm nhìn lại, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 4/2019;
3. Nguyễn Thị Phương Hảo (2019), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài sản công: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 4/2019;
4. Đức Minh (2019), Hiện đại hóa quản lý tài sản công bằng công nghệ thông tin, Truy cập ngày 1/3/2020 từ link: http://www.taichinhdientu.vn/tai-chinh/hien-dai-hoa-quan-ly-tai-san-cong-bang-cntt-159813.html;
Một số website: mof.gov.vn, taisancong.vn, tapchitaichinh.vn.