Khi uống lượng lớn nước dừa cùng một lúc, bạn sẽ bị chứng đầy hơi. Lúc này, trong dạ dày tích tụ nhiều nước, bụng sẽ căng lên, gây khó chịu.
Nguy cơ tăng đường huyết
Theo phân tích dinh dưỡng, trong khoảng 100 ml nước dừa chứa khoảng 5g chất đường bột. Do vậy, với người đang điều trị bệnh tiểu đường, nên kiểm soát lượng nước dừa uống hàng ngày, nhằm phòng ngừa nguy cơ tăng đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng.
Mất cân bằng chất điện giải
Mất cân bằng chất điện giải, hay còn gọi rối loạn điện giải, xảy ra do nồng độ kali và natri trong máu tăng lên hoặc hạ xuống vượt mức an toàn. Việc uống nước dừa liên tục sẽ làm biến động hai chỉ số này trong máu, tốc độ lưu thông máu đến tim chậm, khiến nhịp tim không ổn định và nguy hiểm hơn là tim có thể ngừng đập.
Tăng áp lực cho thận
Bạn sẽ nhận thấy khi uống nhiều nước dừa, số lần đi tiểu sẽ tăng lên. Hiện tượng này có thể khiến thận phải "gắng sức" làm việc để bài tiết, các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng tạm thời. Nếu hiện tượng này kéo dài, chức năng thận có thể suy giảm.
Theo các chuyên gia hầu hết mọi người đều tập thể dục không đủ mạnh để thực sự cần thêm chất điện giải từ nước dừa.
Thêm vào đó, nước dừa, có thể là sự thay thế lành mạnh hơn cho các đồ uống khác như rượu, các loại mocktails, nhưng không thể thay thế lượng nước lọc thường xuyên bởi nó có thể tăng thêm calo, gây tăng cân cho cơ thể nếu bạn lạm dụng chúng.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Uống nhiều nước dừa ngày nắng nóng có tốt không?" rồi phải không.