(Ảnh minh họa: RMX)
Theo đó, nhóm các chuyên gia đã trình bày ba kịch bản khác nhau tại cuộc họp của Ủy ban về Quyền tự do Dân sự, Tư pháp và Nội vụ (LIBE) và Ủy ban về các vấn đề Hiến pháp (AFCO), trong đó các cơ quan này đã vạch ra các khả năng loại bỏ hoặc hạn chế quyền chủ tịch luân phiên đối với quốc gia thành viên. Các chuyên gia cũng đã đề nghị thay đổi thứ tự của các chủ tịch luân phiên. Điều đáng chú ý là điều này đã được thực hiện nhiều lần trước đây, nhưng chưa bao giờ trái với ý muốn của quốc gia liên quan như một biện pháp trừng phạt chính trị. Đề xuất tiếp theo là Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết đặt ra các điều kiện theo đó một quốc gia thành viên có thể bị loại khỏi chức vụ chủ tịch.
Tuy nhiên, Chánh văn phòng Nội các Hungary Gergely Gulyás phát biểu với báo giới nước này cho biết Hungary sẽ vẫn đảm nhiệm Chủ tịch luôn phiên EU vào năm 2024.
Trước đó, đầu tháng 6, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết đặt ra nghi vấn liên quan đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Hungary trong vai trò chủ tịch luân phiên của EU vào năm tới với nhưng lo ngại về tình trạng suy thoái pháp quyền và vi phạm các giá trị cơ bản của EU.