Vận dụng hoạt động trải nghiệm để giải toán có nội dung hình học

18/04/2023, 07:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dạy học trải nghiệm môn Toán là phương pháp khuyến khích học sinh tự khám phá, thử nghiệm trực tiếp với các kiến thức mới.

Ở bài toán 2: Gò thùng tôn không nắp dạng hình lập phương, vậy tính diện tích toàn phần chỉ tính tổng diện tích 5 mặt.

Với bài toán 3: Bài toán đã biết thể tích là 675 l nước tức là 675 dm3, từ đó dễ dàng tìm ra chiều cao.

Hoặc ở bài toán 4: Từ thể tích hình lập phương để suy ra cạnh của hình lập phương.

Bước 3: Trình bày lời giải:

Bài 1. Đổi 8 dm = 0,8 m

Diện tích xung quanh của cái thùng là:

(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 m2

Diện tích quét sơn của thùng là:

3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 m2

Đáp số: 4,26 m2

Bài 2. Vì thùng không nắp nên diện tích toàn phần của thùng là 5 mặt. Diện tích tôn dùng để gò thùng là:

40 x 40 x 5 = 8000 cm2

Đáp số: 8000 cm2

Bài 3. 675 l = 675 dm3

Diện tích mặt đáy là:

25 x 20 = 500 dm2

Chiều cao của mực nước trong bể là:

675 : 500 = 1,35 dm

Đáp số: 1,35 dm

Bài 4. Vì 125 = 5 x 5 x 5 nên cạnh của hình lập phương bằng 5 cm.

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

5 x 5 x 6 = 150 cm2

Đáp số: 150 cm2

Bước 4: Phát triển bài toán

Các bạn trong nhóm tự nêu thêm một số bài tập vận dụng, ưu tiên các bài toán liên hệ thực tế. Học sinh có thể phát triển thành một số bài tập như sau:

Bài 1. Nhà bạn Lan có một cái bể chứa nước hình hộp chữ nhật. Đo ở trong lòng bể chiều dài 30 dm, chiều rộng 2,4 m, chiều cao 1,8 m. Hỏi khi bể chứa đầy nước thì được bao nhiêu lít (biết 1l = 1 dm3).

Bài 2. Một hộp giấy ăn hình hộp chữ nhật, phía nắp trên có một lỗ nhỏ hình tròn có bán kính 3 cm để rút giấy ra. Người ta phải in hình quảng cáo phía bên ngoài hộp. Tính diện tích phần được in quảng cáo của hộp giấy ăn đó, biết hình hộp có chiều dài 18 cm, chiều rộng 13 cm, chiều cao 10 cm.

Bài 3. Bố bạn Nam muốn quét xi măng trong lòng bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ghi trong lòng bể là chiều dài 2,5 m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m. Bạn hãy tính giúp bố bạn Nam diện tích phần quét xi măng đó?

Bài 4. Nhân Ngày lễ 8/3 bạn Hà muốn làm cái hộp quà hình lập phương có cạnh 2 dm. Hỏi diện tích bìa để làm chiếc hộp là bao nhiêu?

Bài 5. Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 1,5 m2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 37,5 m2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ hai dài gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ nhất?

Bài 6. Mình đố bạn: Khi biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 79,8 cm2, chiều cao là 4,2 cm và chiều dài hơn chiều rộng 0,5 cm thì thể tích của hình hộp chữ nhật đó là bao nhiêu?

Bài 7. Một cái bể dạng hình hộp chữ nhật chứa đầy nước. Người ta thả vào cái bể đó một khối sắt đặc hình lập phương. Khi khối sắt chìm hoàn toàn trong bể thì lượng nước tràn ra ngoài là 125 lít. Tính cạnh của khối sắt đó (biết 1 lít = 1 dm3).

Với bài toán này học sinh phát hiện ra được lượng nước tràn ra ngoài chính bằng thể tích của khối sắt đặc hình lập phương. Mà lượng nước tràn ra ngoài là 125 lít nên thể tích của khối sắt đặc đó là 125 dm3.

Từ đó các em suy luận ra cạnh của khối sắt hình lập phương bằng cách (125 = 5 x 5 x5 ). Đó là mấu chốt của bài toán, các em liên hệ từ thực tiễn cuộc sống. Chẳng hạn như bỏ một hòn đá lạnh vào cốc nước đầy thì lượng nước bị tràn ra ngoài chính bằng thể tích của hòn đá lạnh.

Tùy vào mỗi dạng bài mà các nhóm bốc thăm được, các nhóm phát triển các bài toán khác nhau, sau đó đại diện các nhóm trình bày, giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau, tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy cho các em.

Hoạt động 3: Vận dụng, sáng tạo

- Về nhà tính diện tích, thể tích một số hình có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương có ở gia đình em, ví dụ bể nước, bể cá, hộp bút, hộp màu…

- Học sinh đo và tính thể tích và số giấy màu cần dùng để dán xung quanh cái hộp lập phương hay hộp chữ nhật của em để gói quà nhân ngày kỷ niệm nào đó.

Lưu ý: Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh giáo viên cần có hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự khám phá với tinh thần phấn khởi, khơi dậy sự tò mò hứng thú và chủ động.

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo nắm chắc được kiến thức cần truyền thụ, mô hình, quy trình hoạt động trải nghiệm như: Quan sát nhận biết tình huống có vấn đề; Huy động kiến thức, phân tích, tìm cách giải quyết vấn đề; Hình thành kĩ năng nhận dạng hình; Vận dụng các tình huống mới vào thực tế cuộc sống với mục tiêu chung: “Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống”.

Việc vận dụng Hoạt động trải nghiệm vào dạy giải toán có nội dung hình học là cơ sở khoa học đạt được mục tiêu đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Quá trình chủ động tìm kiếm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống của phương pháp dạy học trải nghiệm môn Toán sẽ thúc đẩy học sinh ghi nhớ các công thức và lý thuyết lâu hơn, kỹ hơn. Đồng thời hướng các em làm việc độc lập hay hợp tác nhóm, phát huy được tối đa óc tưởng tượng, sáng tạo của các em, phát triển được tư duy trừu tượng làm tiền đề tốt cho học sinh lên lớp 6 không còn bỡ ngỡ. Hay nói cách khác là dạy cách học cho học sinh, dạy cách tiếp cận kiến thức một cách sáng tạo, rèn luyện ý thức tự học sẽ giúp tạo niềm tin và hứng thú học tập cho các em.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/van-dung-hoat-dong-trai-nghiem-de-giai-toan-co-noi-dung-hinh-hoc-post634203.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/van-dung-hoat-dong-trai-nghiem-de-giai-toan-co-noi-dung-hinh-hoc-post634203.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vận dụng hoạt động trải nghiệm để giải toán có nội dung hình học