Trong kĩ thuật “Mảnh ghép” các em sẽ được hợp tác liên nhóm nhằm giải quyết một chuỗi nhiệm vụ độc lập với nhau trong cùng một vấn đề. Theo đó mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ riêng và sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, nhóm cử thành viên cùng đại diện các nhóm khác, lập ra những nhóm ghép để giải quyết tổng thể vấn đề.
Còn đối với kĩ thuật “Nhóm tranh luận”, những nhóm có quan điểm đối lập nhau hoặc khác nhau ở mức độ nhất định để cùng bản thảo về một vấn đề. Mục tiêu của tranh luận không phải nhằm “đánh bại” những ý kiến khác với mình mà nhằm phát triển kỹ năng tranh luận, đồng thời giúp các em cùng xem xét một vấn đề với cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn.
Với kĩ thuật “Khăn trải bàn” đã thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh, học sinh tương tác với nhau. Tất cả các em đều phải tư duy độc lập rồi cùng thống nhất đưa ra ý kiến chung nhất của cả nhóm. Ở kỹ thuật này đã phát huy được tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh đồng thời rèn kĩ năng làm việc theo nhóm với tinh thần đoàn kết hợp tác vui vẻ.
Sau tiết dạy đọc, thầy cô giáo cùng nhau trao đổi, chia sẻ về các kỹ thuật dạy học mà giáo viên đã áp dụng trong tiết học, đồng thời Ban giám hiệu nhà trường sẽ có nhận xét, góp ý và tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quá trình áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
Có thể thấy việc vận dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học tích cực giúp tích cực hóa hoạt động học tập; chú trọng tổ chức hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh; thực hiện phương châm “Học qua làm”. Vai trò của giáo viên chuyển mạnh từ vị trí là "người dạy" sang vị trí là “người tổ chức, kiểm tra, định hướng" hoạt động học của học sinh. Tạo nên một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, giúp các em trở nên tự tin hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong học tập.