Văn hóa là điều tốt đẹp nhưng nhiều người lại thấy 'cultural cringe'

09/01/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ở Australia thế kỷ trước, cultural cringe buộc nhiều người trẻ tài năng phải chuyển đến Anh làm việc để tìm cơ hội thăng tiến khi về quê nhà.

Cultural cringe la gi anh 1

Cultural cringe /ˈkʌl.tʃər.əl krɪndʒ/ (danh từ): (Tạm dịch) Mặc cảm văn hóa

Định nghĩa:

Trong ngành nghiên cứu văn hóa và nhân học, cultural cringe được định nghĩa là cảm giác mặc cảm, thấp kém khiến nhiều người coi nền văn hóa của họ thấp kém hơn nền văn hóa của các quốc gia khác.

Khái niệm cultural cringe được đặt ra vào năm 1950 bởi nhà phê bình xã hội A. A. Phillips. Trong một bài luận, ông Phillips đã sử dụng khái niệm này để nói về việc người Australia thời đó có xu hướng coi các tác phẩm của nhà văn, nghệ sĩ Australia thấp kém hơn tác phẩm của các nghệ sĩ Anh, Mỹ.

Trong bài luận, ông Phillips chỉ ra rằng thể thao là lĩnh vực duy nhất được người Australia công nhận. Nhìn chung, người Australia thời kỳ đó chỉ tin tưởng vận động viên thể thao sẽ đạt hạng nhất trên trường quốc tế, còn với lĩnh vực thiên về trí tuệ, người dân cho rằng Australia chỉ tạo ra những "tài năng hạng B". Do đó, cultural cringe được cho là đã góp phần tạo nên làn sóng "bài tri thức" mạnh mẽ ở thế kỷ 20, thậm chí vẫn còn tàn dư ở thế kỷ 21.

Thời bấy giờ, bài luận của ông Phillips khá gây tranh cãi, nhưng nó cũng mang lại sức ảnh hưởng khá lớn. Hiện những nội dung trong bài luận được công nhận là nền tảng trong việc phát triển lý thuyết hậu thuộc địa tại Australia.

Trong một số ngành nghề, mặc cảm văn hóa đã ăn sâu và ảnh hưởng nặng nề đến cơ hội việc làm của nhiều người. Lấy ví dụ ở Australia từ đầu đến giữa thế kỷ 20, những ứng viên được sinh ra tại Anh hoặc châu Âu được ưu ái hơn khi nộp đơn xin việc và chỉ những người Australia từng làm việc ở London mới được coi là xứng đáng được thăng chức.

Theo đó, nhiều người trẻ tài năng ở Australia đã di cư sang Anh để theo đuổi lĩnh vực khoa học, nghệ thuật. Họ dành thời gian học tập, làm việc tại Anh để tìm kiếm cơ hội thăng tiến khi trở về quê nhà.

Ứng dụng của cultural cringe trong tiếng Anh:

- The cultural cringe is tightly connected with 'cultural alienation', that is, the process of devaluing or abandoning one's own culture.

Dịch: Mặc cảm văn hóa có liên kết chặt chẽ với "xa lánh văn hóa", nghĩa là làm giảm giá trị hoặc từ bỏ nền văn hóa của chính mình.

- The term cultural cringe is most commonly used in Australia, where it is believed by some to be a fact of Australian cultural life.

Dịch: Thuật ngữ mặc cảm văn hóa được sử dụng phổ biến nhất ở Australia, nơi mà một số người tin rằng nó là một thực tế của đời sống văn hóa Australia.

Mỗi ngày 1 từ tiếng Anh

Mỗi ngày 1 từ - series này giúp bạn học các từ tiếng Anh dễ dàng hơn kết hợp với các ví dụ thông dụng, được sử dụng hằng ngày trên các phương tiện truyền thông.

Ban van co the thanh cong du co 'career break' hinh anh

Bạn vẫn có thể thành công dù có 'career break'

0

Trước đây, career break luôn bị đánh giá là một điều xấu trong hồ sơ xin việc nhưng gen Z lại có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này.

Lying flat - triet ly cua nhung nguoi muon bo mac tat ca de nam yen hinh anh

Lying flat - triết lý của những người muốn bỏ mặc tất cả để nằm yên

0

Người ủng hộ lying flat bao gồm nhiều thanh niên tại Trung Quốc, những người đang phải làm việc trong văn hóa 996.

'Cyber grooming' bien tre tro thanh nan nhan cua tan cong tinh duc hinh anh

'Cyber grooming' biến trẻ trở thành nạn nhân của tấn công tình dục

0

Cyber grooming có thể diễn ra nhanh chóng, nhưng nó sẽ tác động tiêu cực đến nạn nhân trong thời gian dài.

Trong tieng Anh co 'sinh ngoai' khong? hinh anh

Trong tiếng Anh có 'sính ngoại' không?

0

Từ "sính ngoại" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn hóa là điều tốt đẹp nhưng nhiều người lại thấy 'cultural cringe'