Bà Mai Thị Thanh Oanh: Chúng tôi nhận thấy khó khăn đến từ nhận thức của người dân và an ninh thông tin. Hiện tại, nhận thức và năng lực tiếp cận công nghệ của người dân không đồng đều giữa các vùng miền. Khoảng cách về chuyển đổi số giữa khu vực thành thị và nông thôn khá lớn. Nhóm người lớn tuổi ngại thay đổi và hạn chế về khả năng tiếp nhận công nghệ mới, khiến việc phổ biến nền tảng số tốn nhiều thời gian.
Trong khi đó, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trên không gian số ngày càng trở nên phức tạp. Các thủ đoạn lừa đảo, đánh cắp thông tin trực tuyến diễn ra ngày một tinh vi. Tin tặc sẽ nhắm vào các nhóm hạn chế hiểu biết về công nghệ như người cao tuổi, trẻ em, công nhân, người lao động…
Từ góc nhìn của Cốc Cốc, thách thức lớn nhất là làm sao để vừa bảo vệ người dùng vừa tạo ra nền tảng thuận tiện, dễ dàng khai thác tối đa tài nguyên số.
Theo bà, để có nhiều hơn nữa các nền tảngsốphục vụ người dân,doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần làm gì?
Bà Mai Thị Thanh Oanh:Để làm được điều đó các đơn vị phát triển nền tảng sốcầntham gia xây dựng giải pháp hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp.Doanh nghiệpcầncộng hưởng năng lực, nguồn lực phổ biến nền tảng số đến khách hàng.
Các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nướccần hỗ trợ đơn vị phát triển nền tảng số kết nối cả về tài chính và con người nhằm cập nhật ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cấp năng lực của nền tảng số.
Bên cạnh đó, rất cần có hành lang pháp lý phù hợp nhằm hỗ trợ việc phát triển và phổ biến hơn nữa các nền tảng số Make in Vietnam, tạo cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa nền tảng số nội địađể "dữ liệu của người Việt phải được lưu trữ tại Việt Nam".
Bà có thể cho biết về kế hoạch phát triển của Cốc Cốc trong ngắn hạn và dài hạn?
Bà Mai Thị Thanh Oanh:Trong thời gian tới, Cốc Cốc sẽ đi theo tiêu chí: Phục vụ - Hợp tác.
Để phục vụ người dùng tốt, Cốc Cốc sẽ tối ưu, cập nhật các tính năng, tập trung nguồn lực để nghiên cứu, ứng dụng AI trên nền tảng. Song song, chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác, triển khai thêm nhiều chương trình ưu đãi, gia tăng lợi ích dành cho người dùng. Hơn nữa, Cốc Cốc sẽ đồng hành cùng Chính phủ trong các hoạt động nâng cao nhận thức và hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số hiệu quả.
Cốc Cốc là trình duyệt và công cụ tìm kiếm "Make in Việt Nam" duy nhất tính đến thời điểm hiện tại. Trên thế giới chỉ có khoảng 10 nước phát triển trình duyệt và công cụ tìm kiếm nội địa.
Một số giải thưởng nổi bật mà nền tảng số Cốc Cốc đã đạt được:
Hiện nay, trình duyệt và công cụ tìm kiếm Cốc Cốc đang phục vụ hơn 29 triệu người dùng, tương đương 1/3 dân số Việt Nam với khoảng hơn 600 triệu lượt truy vấn tìm kiếm trên tháng.