Vệ tinh 'Death Star' của Sao Thổ có thể có một đại dương lớn ẩn giấu dưới bề mặt

Bryan | 12/02/2024, 13:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng Mimas, một vệ tinh nhỏ của Sao Thổ, có thể có một đại dương lỏng ẩn giấu dưới lớp vỏ băng dày của nó và do đó có thể có những điều kiện cần thiết cho sự sống.

Nhóm nghiên cứu không chỉ xác định được rằng đại dương chỉ mới xuất hiện trong vài triệu năm, họ cũng có thể tính toán xem có bao nhiêu nước có khả năng có mặt trong các đại dương của vệ tinh này.

"Ít nhất 50% thể tích của Mimas được lấp đầy bởi nước lỏng," Lainey nói. "Đây là một lượng lớn nước lỏng đối với kích thước của nó."

Nước này dường như đang ma sát với lõi đá của Mimas và được làm nóng lên bởi quá trình này. Tương tác này cũng tạo ra những gì mà Lainey mô tả là "đặc điểm hóa học thú vị" có thể đang phát triển trên vệ tinh của Sao Thổ ngay bây giờ.

Tương tác giữa nước và đá được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc và sự tồn tại liên tục của sự sống trên Trái Đất, có nghĩa là đặc tính hóa học như vậy trên Mimas thực sự là một triển vọng thú vị cho các cuộc điều tra về sự sống và khả năng sống được trong Hệ Mặt Trời.

"Mimas là một thiên thể nhỏ và lạnh, không có hoạt động địa chất, và bạn sẽ không bao giờ mong đợi bất kỳ hoạt động địa vật lý nào bên trong như sưởi ấm, hoặc tiếp xúc giữa nước và với silicat trong lõi đá của nó," Lainey nói. "Việc phát hiện thấy điều này đang xảy ra thực sự đáng kinh ngạc."

Nói về tương lai, Lainey cho rằng cần cho một tàu không gian dáp xuống bề mặt của Mimas, hoặc thậm chí là Enceladus nếu có thể.

Tuy nhiên, dự án tiếp theo liên quan tới Enceladus của NASA là Orbilander vẫn còn khá xa, khi mà nó được dự kiến tới 2038 mới phóng và phải tới năm 2050 mới tới đích.

Trong thời gian chờ đợi, Lainey dự định nghiên cứu Mimas từ Trái Đất để tìm hiểu thêm về cách mà nhiệt độ của nó biến đổi, sự hiện diện của đại dương này đã ảnh hưởng như thế nào đến quỹ đạo của nó, và điều này đã có tác động như thế nào đối với các vành đai của Sao Thổ và các mặt trăng khác của hành tinh khí khổng lồ. Điều này có thể giúp tính toán chính xác hơn tuổi của các đại dương của Mimas.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng Mimas chắc chắn không hề có vẻ giống với loại thiên thể có khả năng sống được," Lainey bổ sung. "Vì vậy, có lẽ nếu nó có thể sống được, ai biết được còn loại thiên thể nào khác cũng sống được?"

Nghiên cứu này đã được công bố tuần trước trên Nature.

Bryan
Theo Space.com

Theo thienvanvietnam.org
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2366:v-tinh-death-star-c-a-sao-th-co-th-co-m-t-d-i-duong-l-n-n-gi-u-du-i-b-m-t&catid=27&Itemid=135
Copy Link
https://thienvanvietnam.org/index.php?option=com_content&view=article&id=2366:v-tinh-death-star-c-a-sao-th-co-th-co-m-t-d-i-duong-l-n-n-gi-u-du-i-b-m-t&catid=27&Itemid=135
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vệ tinh 'Death Star' của Sao Thổ có thể có một đại dương lớn ẩn giấu dưới bề mặt