Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?

Ánh Lê, | 24/01/2024, 22:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hóa ra, đây là lý do khiến tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa không kết nối với hệ thống cống của Dubai.

Với chi phí đầu tư khổng lồ đó, Burj Khalifa đã giành được nhiều danh hiệu phá kỷ lục của thế giới, chẳng hạn như có chiều cao thang máy cứu hộ cao nhất thế giới; bể bơi trong tòa nhà cao nhất thế giới…

Có thể nói, Burj Khalifa là một kỳ quan thế giới về kiến trúc và kỹ thuật. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, hệ thống nước thải của toà nhà hiện đại bậc nhất Dubai này lại không kết nối với hệ thống nước thải của thành phố. Hàng ngày, những chiếc xe bồn màu cam vẫn tới đây để chuyển hàng tấn chất thải tới nơi xử lý chuyên dụng. Vì sao lại thế?

Giải mã nguyên do

Theo eightify.app, vào thời điểm dự án Burj Khalifa đang được hoàn thiện, Dubai chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Lúc này, Dubai có rất nhiều khoản nợ, ước tính khoảng 65 tỷ USD, bằng 56% GDP của họ.

Vốn không có thuế và phụ thuộc nhiều vào du lịch và đầu tư để tạo thu nhập, do đó, Dubai có nền kinh tế “mở” nhất thế giới, luôn rộng cửa chào đón các nhà đầu tư khắp thế giới. Trong thời kỳ khó khăn, họ đã phải nhận gói cứu trợ trị giá 20 tỷ USD từ Abu Dhabi vào năm 2009 để tránh phá sản do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Vào thời điểm này, Dubai rất cần tiền và việc cố gắng tập trung hoàn thiện công trình kỷ lục này chính là giải pháp để thu hút và kiếm thêm doanh thu thay vì thu thuế để trả nợ.

Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm? - Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Trong quá trình xây dựng gấp gáp, Dubai cho rằng hệ thống xử lý chất thải là lãng phí tiền bạc và không cần thiết. Các nhà phát triển cũng tin tưởng rằng việc vận chuyển rác thải hàng ngày bằng xe bồn sẽ rẻ hơn so với việc cải tiến hệ thống thoát nước. Do đó, thay vì kết nối với hệ thống cống của Dubai, Burj Khalifa quyết định chở rác thải ra ngoài.

Tuy nhiên vượt ngoài dự tính, khi tòa nhà cao nhất thế giới mở cửa, lượng chất thải tạo ra lớn hơn nhiều so với dự kiến. Với sức chứa 35.000 người, Burj Khalifa đã thải ra 15 tấn nước thải mỗi ngày đã khiến việc xử lý chất thải ở Dubai vượt quá tầm kiểm soát. Có những thời điểm các xe bồn phải xếp hàng hàng giờ để chuyển hàng tấn chất thải tới các nhà máy xử lý.

Để khắc phục tình trạng này, vào năm 2017, Dubai đã lên kế hoạch nghiêm túc để cải thiện hệ thống nước thải với ngân sách 30 tỷ USD nhằm loại bỏ nhu cầu sử dụng xe bồn màu cam. Dự kiến, kế hoạch này sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Nguồn: Tổng hợp

Theo Phụ nữ Số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/vi-sao-toa-nha-cao-nhat-the-gioi-o-dubai-co-kinh-phi-xay-dung-hon-36000-ty-dong-nhung-khong-co-cong-ngam-193240111133949908.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/vi-sao-toa-nha-cao-nhat-the-gioi-o-dubai-co-kinh-phi-xay-dung-hon-36000-ty-dong-nhung-khong-co-cong-ngam-193240111133949908.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai có kinh phí xây dựng hơn 36.000 tỷ đồng nhưng không có cống ngầm?